Mã HS là gì? Mục đích của việc quy định mã HS là gì?

Tôi có một thắc mắc: Tôi thấy trong các văn bản pháp luật thường nhắc đến mã HS, vậy mã HS là gì và mục đích dùng để làm gì? Mong được các anh chị giải đáp!

Mã HS là gì? Mục đích của việc quy định mã HS là gì?

Mã HS là thuật ngữ được sử dụng thông dụng trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nhưng không phải ai cũng biết mã HS là gì và mục đích của việc quy định mã HS.

Do đó, để hiểu được một cách khái quát mã HS và mục đích của mã HS có thể tham khảo nội dung sau:

Mã HS là viết tắt của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (Harmonized System of Nomenclature and Coding for Goods). Đây là hệ thống phân loại hàng hóa được sử dụng trên phạm vi toàn cầu để thống nhất tên gọi, mô tả và mã số của hàng hóa. Mã HS được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO).

[1] Theo Tiểu mục 1.3.6 Mục 1.3 Phần 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BXD giải thích về mã HS như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
1.3.6. Mã HS là mã số phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu ghi trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
...

[2] Theo tiết 1.3.4 Tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2018/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BTNMT giải thích về mã HS như sau:

Giải thích thuật ngữ:
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
1.3.4. Mã HS là mã số phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu ghi trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành và Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
...

[3] Theo khoản 16 Điều 4 Luật Hải quan 2014 quy định về phân loại hàng hóa như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
16. Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
...

Tại Việt Nam, mã HS được áp dụng theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Danh mục này được ban hành bởi Bộ Tài chính và được cập nhật theo từng thời kỳ.

Mã HS có các mục đích sau:

- Thống nhất tên gọi, mô tả và mã số của hàng hóa trên phạm vi toàn cầu

- Giúp xác định mức thuế suất, quy định về nhãn mác, kiểm tra chất lượng,...

- Thúc đẩy thương mại quốc tế

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Mã HS là gì? Mục đích của việc quy định mã HS là gì?

Mã HS là gì? Mục đích của việc quy định mã HS là gì? (Hình từ Internet)

Cấu trúc của mã HS là gì?

Cấu tạo của một mã HS bao gồm: 4 phần được chia từ lớn đến nhỏ.

Trong phần sẽ có các chương, trong chương là nhóm, tiếp đến phân nhóm và cuối cùng là nhóm phụ cụ thể là:

Phần => Chương => Nhóm => Phân nhóm => Nhóm

- Trong phần thì bao gồm 21-22 phần khác nhau. Mỗi phần sẽ được chú thích riêng biệt cho người dùng nhận biết.

- Chương bao gồm 97 chương, chương 98 và 99 sẽ dùng chỉ riêng cho các quốc gia, 2 ký tự đầu tiên trong chương sẽ dùng để mô tả chung về loại hàng hóa.

- Nhóm có 2 ký tự và được chia thành các nhóm chung với nhau. Phân nhóm cũng có 2 ký tự, phần phân nhóm phụ cũng có 2 ký tự để chỉ các quốc gia tự quy định.

Hiện nay Việt Nam áp dụng mã HS với hàng hóa là 8 số, một số nước trên thế giới có thể dùng mã HS từ 10 đến 12 số.

Vai trò của mã HS trong hoạt động xuất nhập khẩu là gì?

Theo Điều 3 Thông tư 31/2022/TT-BTC quy định về nguyên tắc áp dụng như sau:

Nguyên tắc áp dụng
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được sử dụng để:
1. Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ và quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Hải quan.
3. Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.

Theo đó, vai trò của mã HS trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng giống như vai trò của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam:

- Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Xây dựng các Danh mục hàng hóa phục vụ quản lý nhà nước.

- Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Phục vụ công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.

Trân trọng!

Xuất nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất nhập khẩu
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa cấm nhập khẩu được nhập khẩu trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam mới nhất theo Thông tư 31?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 144/2024/NĐ-CP sửa đổi Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi?
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có quyền xuất khẩu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu là tỷ giá nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại bao gồm những hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu để lắp đặt thiết bị cho doanh nghiệp chế xuất có thuộc đối tượng chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã loại hình xuất khẩu tại chỗ là mã nào? Hàng hóa nào được áp dụng hình thức xuất khẩu tại chỗ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 05/TDTL/GSQL phiếu theo dõi hàng hóa xuất nhập khẩu 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất nhập khẩu
Chu Tường Vy
22,766 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào