Mã loại hình xuất khẩu tại chỗ là mã nào? Hàng hóa nào được áp dụng hình thức xuất khẩu tại chỗ?

Mã loại hình xuất khẩu tại chỗ là mã nào? Hàng hóa nào được áp dụng hình thức xuất khẩu tại chỗ?

Mã loại hình xuất khẩu tại chỗ là mã loại hình nào?

Căn cứ theo Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021, mã loại hình xuất khẩu tại chỗ áp dụng trong từng trường hợp, đối tượng cụ thể như sau:

Mã loại hình

Tên

Hướng dẫn sử dụng

B11

Xuất kinh doanh

Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán.

B13

Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu

Sử dụng trong trường hợp:

- Xuất khẩu tại chỗ hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

- Xuất khẩu tại chỗ nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, SXXK, chế xuất tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

A42

Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ tạm nhập

Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa tại chỗ quá thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan tờ khai xuất khẩu tại chỗ, nhưng doanh nghiệp không thông báo cho cơ quan hải quan thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục hải quan.

Mã loại hình xuất khẩu tại chỗ là mã nào? Hàng hóa nào được áp dụng hình thức xuất khẩu tại chỗ?

Mã loại hình xuất khẩu tại chỗ là mã nào? Hàng hóa nào được áp dụng hình thức xuất khẩu tại chỗ? (Hình từ Internet)

Hàng hóa nào được áp dụng hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ?

Theo khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ như sau:

Điều 86. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm:
a) Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;
b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
2. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.
.....

Như vậy, hàng hóa được áp dụng hình thức xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:

- Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công.

- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.

- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu như thế nào?

Căn cứ tại Điều 55 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu được quy định như sau:

- Định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu và được xác định theo quy định tại mẫu số 27 Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.

- Trường hợp phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu trước được sử dụng để tái chế, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì phải xây dựng định mức để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đó theo quy định.

(Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu lá thuốc lá để sản xuất xuất khẩu sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2, công đoạn sản xuất là tách lá đế sản xuất sợi thuốc lá loại 1 và cọng, sau đó sấy khô, ép bánh.. .thái sợi để sản xuất sợi thuốc lá loại 2. Vậy doanh nghiệp A phải xây dựng định mức đối với sợi thuốc lá loại 1 và sợi thuốc lá loại 2);

- Trong đó, phế liệu là vật liệu loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu không còn giá trị sử dụng ban đầu được thu hồi để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác; phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,...) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào