Tiền vàng là gì? Có được sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán hay không?

Cho tôi hỏi tiền vàng là gì? Có được sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán hay không? (Câu hỏi của chị Nguyệt - Bình Phước)

Tiền vàng là gì?

Tiền vàng được xem là một loại tiền tệ được làm từ vàng. Theo dòng lịch sử, trước đây, tiền vàng được sử dụng làm phương tiện thanh toán. Tuy nhiên hiện nay, việc sử dụng tiền vàng đã bị thay thế bởi tiền giấy.

Tiền vàng có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là tiền xu và tiền vàng miếng. Trong đó:

- Tiền xu vàng thường có hình tròn, được khắc các thông tin về mệnh giá và năm phát hành.

- Tiền vàng miếng có hình vuông hoặc chữ nhật, có trọng lượng và hàm lượng vàng nhất định.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Tiền vàng là gì? Có được sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán hay không?

Tiền vàng là gì? Có được sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán hay không? (Hình từ Internet)

Có được sử dụng tiền vàng làm phương tiện thanh toán hay không?

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng như sau:

Hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng
Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:
1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
....

Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng cụ thể như:

Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng;
b) Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán vàng miếng với tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
b) Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
.....

Bên cạnh đó, căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
....
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
....
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;

Thông qua các quy định trên, việc sử dụng tiền vàng làm phương tiện thanh toán là hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng. Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt như sau:

[1] Phạt cảnh cáo đối với tổ chức, cá nhân vi phạm lần đầu.

[2] Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân cho hành vi tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

Tiền vàng được tặng cho có phải chịu thuế TNCN?

Theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
.....
10. Thu nhập từ nhận quà tặng
Thu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cụ thể như sau:
a) Đối với nhận quà tặng là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
c) Đối với nhận quà tặng là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ quà tặng là bất động sản hướng dẫn tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
d) Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao.

Như vậy, tiền vàng là tài sản có giá, không phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước và việc tặng cho tiền vàng không thuộc các trường hợp thu nhập từ nhận quà tặng phải chịu thuế TNCN.

Chính vì vậy, tiền vàng được tặng cho không phải chịu thuế TNCN.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phương tiện thanh toán
Dương Thanh Trúc
4,127 lượt xem
Phương tiện thanh toán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phương tiện thanh toán
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng bitcoin để thanh toán có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền vàng là gì? Có được sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể thực hiện thanh toán bằng USDT tại thị trường Việt Nam được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện thanh toán có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào