Công dân Việt Nam có án tích ở nước ngoài có thể hiện trong lý lịch tư pháp tại Việt Nam không?
Công dân Việt Nam có án tích ở nước ngoài có thể hiện trong lý lịch tư pháp tại Việt Nam không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về đối tượng quản lý lý lịch tư pháp cụ thể như sau:
Đối tượng quản lý lý lịch tư pháp
1. Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
2. Người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
3. Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, việc xác định công dân Việt Nam có án tích ở nước ngoài có thể hiện trong lý lịch tư pháp tại Việt Nam không, sẽ có 02 trường hợp như sau:
- Nếu giữa hai nước có tồn tại Điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại thì trong lý lịch tư pháp của người đó sẽ thể hiện nội dung người này phạm tội và bị kết án tại nước ngoài.
- Nếu giữa hai nước không tồn tại Điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, thì trong lý lịch tư pháp của người đó sẽ thể hiện nội dung không có án tích. Có nghĩa là việc người này phạm tội ở nước ngoài không bị thể hiện trong lý lịch tư pháp tại Việt Nam.
Công dân Việt Nam có án tích ở nước ngoài có thể hiện trong lý lịch tư pháp tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn nào?
Theo Điều 15 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thông tin lý lịch tư pháp về án tích được xác lập từ các nguồn sau đây:
- Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật và bản án hình sự phúc thẩm;
- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự;
- Quyết định thi hành án hình sự;
- Quyết định miễn chấp hành hình phạt;
- Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt;
- Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù;
- Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù;
- Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước;
- Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù; văn bản thông báo kết quả thi hành hình phạt trục xuất;
- Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo và các hình phạt bổ sung;
- Quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án;
- Quyết định đình chỉ thi hành án; giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong trường hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình;
- Quyết định ân giảm hình phạt tử hình;
- Giấy chứng nhận đặc xá, đại xá;
- Quyết định xóa án tích;
- Giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích;
- Trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại;
- Quyết định của Toà án Việt Nam về việc dẫn độ để thi hành án tại Việt Nam;
- Quyết định của Tòa án Việt Nam về việc tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù;
- Thông báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
- Thông báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ người bị kết án, quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Trong trường hợp nào phải bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về việc bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp cụ thể như sau:
Bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp
1. Trường hợp thông tin lý lịch tư pháp chưa đầy đủ, có sai sót, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đề nghị cơ quan, tổ chức đã cung cấp thông tin bổ sung, đính chính.
2. Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức có liên quan có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị bổ sung, đính chính.
3. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có nhiệm vụ cung cấp thông tin đã được bổ sung, đính chính theo quy định tại khoản 2 Điều 22 và khoản 1 Điều 23 của Luật này trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin bổ sung, đính chính.
Theo đó, trong trường hợp sau đây cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu phải đề nghị cơ quan, tổ chức đã cung cấp thông tin bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp, bao gồm:
- Thông tin lý lịch tư pháp chưa đầy đủ.
- Thông tin lý lịch tư pháp có sai sót.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Kinh phí gắn biển số căn hộ của nhà chung cư do ai chi trả?
- Công trình viễn thông là gì? Quy định về thiết kế, xây dựng, lắp đặt công trình viễn thông như thế nào?
- Mùng 2/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 2 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?