Hoá đơn mua hàng hoá từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên có được khấu trừ thuế GTGT không?

Cho hỏi: Hoá đơn mua hàng hoá từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên có được khấu trừ thuế GTGT không? Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa bị phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của chị Ngọc (Long An)

Hoá đơn mua hàng hoá từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên có được khấu trừ thuế GTGT không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
...

Theo đó, hoá đơn mua hàng hoá từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên sẽ được khấu trừ thuế GTGT nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

- Hóa đơn mua hàng hóa là hóa đơn GTGT hợp pháp.

- Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác. Trong trường hợp này, bên mua hàng hóa có thể thực hiện thanh toán bằng hình thức chuyển khoản hoặc thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi cho bên bán.

Mặt khác, chi phí mua hàng hóa này sẽ được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu như khoản chi mua hàng liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoá đơn mua hàng hoá từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên có được khấu trừ thuế GTGT không?

Hoá đơn mua hàng hoá từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên có được khấu trừ thuế GTGT không? (Hình từ Internet)

Hóa đơn mua hàng hoá trên 20 triệu không bắt buộc chuyển khoản trong trường hợp nào?

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4, khoản 5 Điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP quy định các khoản chi của doanh nghiệp có hóa đơn mua hàng hóa từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên không bắt buộc phải thanh toán bằng chuyển khoản bao gồm:

- Khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật;

- Khoản chi hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp.

- Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm:

+ Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp.

+ Chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp.

+ Phí thực hiện tư vấn khám và xét nghiệm HIV.

+ Chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.

- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ theo quy định như:

+ Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động;

+ Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị;

+ Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;

+ Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;

+ Chi khen thưởng con cái của người lao động có thành tích tốt trong học tập;

+ Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

+ Tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản chi sau:

+ Khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác;

+ Khoản chi hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị-xã hội trong doanh nghiệp;

+ Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật;

+ Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm:

++ Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp,

++ Chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp,

++ Phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV,

++ Chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.

Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 15 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cụ thể như:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
....
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
b) Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
....
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Đồng thời, theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
....
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

Cuối cùng, tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền như sau:

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
....

Từ những quy định trên, việc không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa đối với từng trường hợp sẽ bị phạt tiền tương ứng với các mức như sau:

- Phạt tiền từ 500.000 đến 1.500.000 đồng đối với tổ chức và từ 250.000 đến 750.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cho hành vi:

+ Không lập hóa đơn tổng hợp.

+ Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất

- Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức và từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cho hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua khác.

Ngoài ra, trường hợp không xuất hóa đơn được xem là hành vi trốn thuế thì sẽ bị xử phạt và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi này là mức phạt của tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi mức phạt sẽ bằng một nửa tổ chức.

Trân trọng!

Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
Hỏi đáp Pháp luật
Hoá đơn thuê dịch vụ quảng cáo Facebook có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lỗi hóa đơn không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn điện tử sai địa chỉ người mua có được khấu trừ thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoá đơn mua hàng hoá từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên có được khấu trừ thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của công ty mua hàng hóa, dịch vụ, thanh toán theo phương thức bù trừ công nợ qua bên thứ ba là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn điều kiện khấu trừ thuế GTGT đối với khoản chi được thanh toán bằng thẻ tín dụng cá nhân?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất khẩu hàng hóa tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì có được xuất hóa đơn thuế GTGT 0% không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ không chịu thuế GTGT có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi kê khai nộp thuế thay cho Google hoặc Facebook không?
Hỏi đáp pháp luật
Khấu trừ VAT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
Nguyễn Trần Cao Kỵ
3,430 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào