Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được quy định như thế nào?

Hãy giải đáp cho tôi một thắc mắc: Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Nhật (Phú Yên)

Trường hợp nào người phạm tội được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về cải tạo không giam giữ như sau:

Cải tạo không giam giữ
1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.
...

Như vậy, người phạm tội nếu đáp ứng điều kiện sau thì được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ:

- Phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng;

- Có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng;

- Tòa án xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được quy định như thế nào?

Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 99 Luật Thi hành hình sự 2019 quy định về nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ như sau:

[1] Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật Thi hành hình sự 2019.

[2] Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc;

Tích cực tham gia lao động, học tập;

Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, các hình phạt bổ sung theo bản án của Tòa án.

[3] Thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ; thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật.

[4] Chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.

[5] Chấp hành quy định tại Điều 100 Luật Thi hành hình sự 2019.

[6] Có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.

[7] Hằng tháng phải nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Thi hành hình sự 2019.

Cải tạo không giam giữ có phải là một trong những hình phạt chính không?

Theo Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các hình phạt đối với người phạm tội cụ thể như sau:

Các hình phạt đối với người phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Theo đó, đối với cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính cùng với các hình phát khác theo quy định của pháp luật, cụ thể:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền;

- Cải tạo không giam giữ;

- Trục xuất;

- Tù có thời hạn;

- Tù chung thân;

- Tử hình.

Trân trọng!

Cải tạo không giam giữ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cải tạo không giam giữ
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đối với người bị kết án mắc bệnh hiểm nghèo?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ có phải nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có được cải tạo không giam giữ đối với người 17 tuổi phạm tội vô ý gây thương tích không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được tiếp tục đi học khi bị phạt cải tạo không giam giữ hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được đi du lịch nước ngoài trong thời gian cải tạo không giam giữ hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cải tạo không giam giữ
Nguyễn Trần Cao Kỵ
2,262 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào