Thủ tục cập nhật từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân vào tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân là sổ đỏ được thực hiện như thế nào?
Thủ tục cập nhật từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân vào tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân là sổ đỏ được thực hiện như thế nào?
Đối với trường hợp này, quyền sử dụng đất là tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân (bao gồm có trước khi kết hôn, được tặng cho riêng, được thừa kế riêng).
Do vậy, sau đây sẽ là hướng dẫn cách thức thực hiện thủ tục cập nhật từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân vào tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân cụ thể như sau:
Theo Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
Đối với tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
Do đó, vợ chồng cần lập văn bản thỏa thuận tài sản tại văn phòng công chứng về việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng.
Sau khi văn bản thỏa thuận này đã được chứng nhận thì có thể tiến hành thủ tục đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất theo Điều 95 Luật Đất đai 2013.
Thành phần hồ sơ gồm:
- Bản chính văn bản thỏa thuận tài sản.
- Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
- Giấy đề nghị đăng ký biến động (theo mẫu).
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, căn cước công dân của vợ, chồng.
Lưu ý: Căn cước công dân nộp kèm hồ sơ phải là loại căn cước công dân gắn chíp (do đã được tích hợp thông tin nơi thường trú của đương sự).
Căn cước công dân này thay thế cho việc xuất trình sổ hộ khẩu (đã hết giá trị sử dụng) hoặc giấy xác nhận nơi cư trú với căn cước công dân không gắn chíp.
Thủ tục cập nhật từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân vào tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân là sổ đỏ được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thẻ căn cước công dân sẽ bị thu hồi trong trường hợp nào?
Theo Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về việc thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau:
Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
a) Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
3. Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân:
a) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì thẻ căn cước công dân sẽ bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải đảm bảo những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân cụ thể như sau:
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Thông tin quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này;
b) Ảnh chân dung;
c) Đặc điểm nhân dạng;
d) Vân tay;
đ) Họ, tên gọi khác;
e) Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
g) Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
h) Trình độ học vấn;
i) Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
2. Trường hợp thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chưa có hoặc không đầy đủ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu, tàng thư căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì công dân bổ sung khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Theo đó, thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải đảm bảo những nội dung sau đây:
- Thông tin quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014.
- Ảnh chân dung;
- Đặc điểm nhân dạng;
- Vân tay;
- Họ, tên gọi khác;
- Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
- Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
- Trình độ học vấn;
- Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
Lưu ý: Trường hợp thông tin chưa có hoặc không đầy đủ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân bổ sung khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?