Mức lương giáo viên THPT hạng 3 là bao nhiêu? Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên THPT hạng 3 gồm những gì?
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên THPT hạng 3 gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 2a Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông.
2. Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
3. Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.
Theo đó, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên THPT hạng 3 gồm những yêu cầu sau đây:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.
- Gương mẫu trước học sinh.
- Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh.
- Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.
Mức lương giáo viên THPT hạng 3 là bao nhiêu? Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên THPT hạng 3 gồm những gì? (Hình từ Internet)
Mức lương giáo viên THPT hạng 3 là bao nhiêu?
Đầu tiên, theo Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
...
Theo đó, giáo viên trung học phổ thông hạng 3, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Công thức tính lương giáo viên THPT hạng 3 như sau:
Lương giáo viên trung học phổ thông hạng 3 = Lương cơ sở x hệ số
Ngoài ra, tại Bảng 2 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP quy định về hệ số lương của giáo viên THPT hạng 3 là 2,34; 2,67; 3,00; 3,33; 3,66; 3,99; 4,32; 4,65; 4,98.
Do đó, bảng lương giáo viên THPT hạng 3 được tính như sau:
Giáo viên THPT hạng 3 có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định giáo viên THPT hạng 3 có những nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng kế hoạch giáo dục của môn học được phân công và tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo mục tiêu, chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông;
- Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn;
- Quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức;
- Thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo quy định;
- Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh và cha mẹ học sinh của lớp được phân công;
- Tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém cấp trung học phổ thông hoặc hướng dẫn thực tập sư phạm, hoạt động công tác xã hội trường học cho học sinh trung học phổ thông;
- Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; tham gia nghiên cứu khoa học;
- Hoàn thành hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục theo quy định;
- Thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trong phạm vi được phân công; tham gia tổ chức các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên;
- Hoàn thành các khóa đào tạo, chương trình bồi dưỡng theo quy định;
- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?