Tội phạm công nghệ cao là gì? Các biện pháp ngăn chặn tội phạm công nghệ cao hiện nay?
Tội phạm công nghệ cao là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 25/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao.
...
Tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 có nêu:
Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
...
Như vậy, theo quy định trên có thể hiểu rằng tội phạm công nghệ cao là tội phạm có hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khác, của xã hội thông qua mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các thiết bị số.
Hành vi phạm tội công nghệ cao được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Các đối tượng phạm tội này thường là những người có kiến thức về công nghệ thông tin, có kỹ năng và các công cụ nhằm phục vụ hành vi phạm tội.
Tội phạm công nghệ cao là gì? Biện pháp ngăn chặn tội phạm công nghệ cao hiện nay? (Hình từ Internet)
Những tội phạm nào được xem là tội phạm công nghệ cao?
Căn cứ theo quy định từ Điều 285 đến Điều 294 Bộ luật Hình sự 2015, tội phạm công nghệ cao theo quy định bao gồm những hành vi như sau:
- Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự 2015 có một số khoản bị thay thế bởi điểm p khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)
- Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (quy định tại Điều 286 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (quy định tại Điều 287 Bộ luật Hình sự 2015 có một số khoản bị thay thế bởi điểm q khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)
- Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (quy định tại Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng (quy định tại Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh (quy định tại Điều 293 Bộ luật Hình sự 2015)
- Tội cố ý gây nhiễu có hại (quy định tại Điều 294 Bộ luật Hình sự 2015)
Biện pháp ngăn chặn tội phạm công nghệ cao của Cơ quan chuyên trách hiện nay là gì?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 25/2014/NĐ-CP, biện pháp ngăn chặn tội phạm công nghệ cao của Cơ quan chuyên trách bao gồm:
(1) Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để thu thập thông tin, tài liệu, xác minh, làm rõ tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
(2) Sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để kiểm tra, giám sát, phát hiện, thu thập, phục hồi và phân tích thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử phục vụ phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và các vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
(3) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
(4) Yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp thông tin, tài liệu về hoạt động của tài khoản và thông tin, tài liệu khác phục vụ công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
(5) Yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet bố trí mặt bằng, cổng kết nối, các điều kiện kỹ thuật cần thiết để Cơ quan chuyên trách triển khai các phương tiện, biện pháp kỹ thuật kiểm tra, giám sát, thu thập dữ liệu điện tử; yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp thông tin, tài liệu về hoạt động của chủ thuê bao và thông tin, tài liệu khác phục vụ công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
(6) Trực tiếp hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, doanh nghiệp viễn thông ngăn chặn, đình chỉ việc truy nhập hệ thống thiết bị, mạng lưới, sử dụng và cung cấp dịch vụ;
(7) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?