Con mới sinh ra thì xác định dân tộc theo cha hay mẹ?

Cho tôi hỏi: Con mới sinh ra thì xác định dân tộc của con theo dân tộc của cha hay dân tộc của mẹ trong trường hợp cha và mẹ có dân tộc khác nhau? (Câu hỏi của anh Tuấn - Gia Lai).

Con mới sinh ra thì theo dân tộc cha hay dân tộc mẹ?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

Quyền xác định, xác định lại dân tộc
...
2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Như vậy, trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì con mới sinh ra có thể xác định dân tộc theo cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ.

Nếu không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán.

Trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Công dân có được quyền yêu cầu xác định lại dân tộc của mình hay không?

Căn cứ theo Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

Quyền xác định, xác định lại dân tộc
1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.
...
3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:
a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.
4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.
5. Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.

Như vậy, công dân có quyền yêu cầu xác định lại dân tộc của mình theo nguyên tắc như sau:

- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

- Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình

Lưu ý: Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.

Con mới sinh ra thì xác định dân tộc theo cha hay mẹ?

Con mới sinh ra thì xác định dân tộc theo cha hay mẹ? (Hình từ Internet).

Thủ tục xác định lại dân tộc tại cấp xã như thế nào?

Căn cứ theo Điều 28 Luật Hộ tịch 2014, thủ tục xác định lại dân tộc như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu xác định lại dân tộc nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

- Tờ khai xin xác định lại dân tộc theo mẫu.

- Giấy tờ chứng minh việc thay đổi dân tộc.

Trong đó, có thể kể đến các loại giấy tờ sau đây: Giấy khai sinh, giấy xác nhận nhận con nuôi, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của cha mẹ đẻ…

Bước 2: Xác minh hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc thay đổi dân tộc là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

Trân trọng!

Cải chính hộ tịch
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cải chính hộ tịch
Hỏi đáp Pháp luật
Con mới sinh ra thì xác định dân tộc theo cha hay mẹ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai thay đổi họ cho con mới nhất năm 2023? Thay đổi họ cho con khi nào là hợp pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể đổi họ cho con sang họ mẹ khi cha của trẻ bỏ đi nhiều năm không?
Hỏi đáp pháp luật
Thay đổi họ mẹ sang họ cha được gọi là thay đổi hộ tịch hay là cải chính hộ tịch?
Hỏi đáp pháp luật
Cải chính hộ tịch là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thay đổi, cải chính hộ tịch
Hỏi đáp pháp luật
Thông báo và ghi vào sổ hộ tịch các việc thay đổi, cải chính hộ tịch
Hỏi đáp pháp luật
Cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi
Hỏi đáp pháp luật
Hỏi về cải chính hộ tịch
Hỏi đáp pháp luật
Thay đổi họ cho con ngoài giá thú (cải chính hộ tịch)
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cải chính hộ tịch
Âu Ngọc Hiền
888 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào