Bệnh đậu mùa là gì? Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Bệnh đậu mùa là gì? Bệnh đậu mùa có các triệu chứng nào?
Căn cứ Mục 5 Chương 1 Tài liệu định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định 4283/QĐ-BYT năm 2016 quy định bệnh đậu mùa:
BỆNH ĐẬU MÙA
(Smallpox)
1. Trường hợp bệnh nghi ngờ
Là trường hợp có các triệu chứng sau:
- Sốt nhẹ;
- Phát ban dạng phỏng nước, mỏng, dễ vỡ, kích thước to nhỏ khác nhau, nhiều độ tuổi từ bọng nước trong, bọng nước đục cho đến nốt vảy. Ban không mọc ở lòng bàn tay, bàn chân. Ban không để lại sẹo nếu không có nhiễm trùng.
2. Trường hợp bệnh có thể
Không áp dụng.
3. Trường hợp bệnh xác định
Là trường hợp bệnh nghi ngờ kèm theo:
- Có liên quan dịch tễ với trường hợp bệnh xác định.
Và/hoặc có ít nhất một trong các kết quả xét nghiệm sau:
- Phát hiện kháng nguyên vi rút thủy đậu bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, hoặc
- Nuôi cấy phân lập được vi rút thủy đậu, hoặc
- Xác định được đoạn gen đặc hiệu của vi rút thủy đậu bằng kỹ thuật sinh học phân tử
Như vậy, bệnh đậu mùa là bệnh nhiễm vi rút toàn thân với các triệu chứng sau:
- Sốt nhẹ;
- Phát ban dạng phỏng nước, mỏng, dễ vỡ, kích thước to nhỏ khác nhau, nhiều độ tuổi từ bọng nước trong, bọng nước đục cho đến nốt vảy.
- Ban không mọc ở lòng bàn tay, bàn chân.
- Ban không để lại sẹo nếu không có nhiễm trùng.
Bệnh đậu mùa là gì? Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm không? (Hình từ Internet)
Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định các bệnh truyền nhiễm:
Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
...
Như vậy, bệnh đậu mùa là bệnh bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Bệnh đậu mùa thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát bệnh truyền nhiễm?
Căn cứ Điều 23 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định trách nhiệm giám sát bệnh truyền nhiễm:
Trách nhiệm giám sát bệnh truyền nhiễm
1. Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm tại địa phương.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc chỉ đạo các cơ sở y tế giám sát bệnh truyền nhiễm.
3. Cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm. Khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, người mang mầm bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, cơ sở y tế phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế, triển khai vệ sinh, khử trùng, tẩy uế và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác.
...
Như vậy, các cơ quan sau có trách nhiệm giám sát bệnh truyền nhiễm:
- Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm tại địa phương.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc chỉ đạo các cơ sở y tế giám sát bệnh truyền nhiễm.
- Cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm. Khi phát hiện môi trường có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm nhóm A, cơ sở y tế phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế, triển khai vệ sinh, khử trùng, tẩy uế và các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm khác.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện bệnh hoặc dấu hiệu bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn y tế hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất.
- Trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm, cơ sở xét nghiệm có trách nhiệm thực hiện việc xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền.
- Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định chuyên môn kỹ thuật trong giám sát bệnh truyền nhiễm.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, cơ quan ngang bộ khác khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, nếu phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thì có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong hoạt động giám sát.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?