Người bị hại yêu cầu khởi tố rút yêu cầu nhưng không đình chỉ vụ án trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi người bị hại yêu cầu khởi tố rút yêu cầu nhưng không đình chỉ vụ án trong trường hợp nào? Câu hỏi từ chị Diễm (Long An)

Các trường hợp nào chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại?

Căn cứ khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật Hình sự 2015 khi có yêu cầu của bị hại. Cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)

Trường hợp 2: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (quy định tại khoản 1 Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015)

Trường hợp 3: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015)

Trường hợp 4: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm đ khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).

Trường hợp 5: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (quy định tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm đ khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)

Trường hợp 6: Tội hiếp dâm (quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)

Trường hợp 7: Tội cưỡng dâm (quy định tại khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015)

Trường hợp 8: Tội làm nhục người khác (quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015)

Trường hợp 9: Tội vu khống (quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015)

Người bị hại yêu cầu khởi tố rút yêu cầu nhưng không đình chỉ vụ án trong trường hợp nào?

Người bị hại yêu cầu khởi tố rút yêu cầu nhưng không đình chỉ vụ án trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Người bị hại yêu cầu khởi tố rút yêu cầu nhưng không đình chỉ vụ án trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại:

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Như vậy, người bị hại yêu cầu khởi tố vụ án hình sự khi rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ.

Tuy nhiên, người bị hại rút yêu cầu khởi tố nhưng không đình chỉ vụ án trong trường hợp người bị hại bị ép buộc, cưỡng bức nhằm yêu cầu rút yêu cầu khởi tố mà trái với ý muốn của họ.

Khi có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Ai ra quyết định đình chỉ vụ án khi người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố?

Căn cứ Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định đình chỉ vụ án:

Đình chỉ vụ án
1. Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự.
2. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do và căn cứ đình chỉ vụ án, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can thì quyết định đình chỉ vụ án đối với từng bị can.

Như vậy, theo quy định trên, khi có căn cứ người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án.

Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do và căn cứ đình chỉ vụ án, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), các vấn đề khác có liên quan và các nội dung sau:

- Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;

- Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;

- Nội dung của văn bản tố tụng;

- Họ tên.

Trân trọng!

Trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mức phạt tiền thấp nhất trong hình sự là bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nộp tiền khắc phục hậu quả chi tiết 2024? Tình tiết nào là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lợi dụng chức vụ quyền hạn mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Vô ý làm chết người đi tù bao nhiêu năm? Người phạm tội vô ý làm chết người tự thú có được xem là tình tiết giảm nhẹ?
Hỏi đáp Pháp luật
Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính đi tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoan hồng là gì? Các chính sách khoan hồng trong Bộ luật Hình sự 2015?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt vùng miền có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Bị truy cứu về tội gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trách nhiệm hình sự
Phan Vũ Hiền Mai
475 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trách nhiệm hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trách nhiệm hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào