Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu? Các loại trái phiếu và cổ phiếu hiện nay?
Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu?
Trái phiếu và cổ phiếu có các đặc điểm khác nhau như sau:
Tiêu chí so sánh | Trái phiếu | Cổ phiếu |
Khái niệm | CSPL: khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành. | CSPL: khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. |
Chủ thể phát hành | CSPL: khoản 4 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020; khoản 4 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020; khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 Công ty TNHH MTV Công ty TNHH Hai thành viên trở lên Công ty Cổ phần | CSPL: khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 Công ty Cổ phần |
Quyền của chủ sở hữu | CSPL: khoản 3 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP Được thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn, thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu và các thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành. Được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu; được sử dụng trái phiếu làm tài sản bảo đảm trong các quan hệ dân sự và quan hệ thương mại theo quy định của pháp luật. | CSPL: Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020 Trở thành cổ đông công ty cổ phần Tùy thuộc vào từng loại cổ phần nắm giữ mà có quyền và nghĩa vụ khác nhau. Được chia cổ tức (lợi nhuận của công ty) Có quyền tham gia vào việc quản lý và điều hành hoạt động của công ty, tham gia biểu quyết các vấn đề của công ty |
Thời hạn | Được ghi cụ thể trong trái phiếu | Không có thời hạn xác định |
Trên đây là bảng phân biệt sự khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu. Sự khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu được so sánh dựa trên các tiêu chí mang tính chất tham khảo.
Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu? Các loại trái phiếu và cổ phiếu hiện nay? (Hình từ Internet).
Các loại trái phiếu hiện nay được phân loại như thế nào?
Các loại trái phiếu hiện nay bao gồm:
(1) Trái phiếu doanh nghiệp:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP:
Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.
(2) Trái phiếu doanh nghiệp xanh:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP:
Trái phiếu doanh nghiệp xanh là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
(3) Trái phiếu chuyển đổi:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP:
Trái phiếu chuyển đổi là loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
(4) Trái phiếu có bảo đảm:
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP:
Trái phiếu có bảo đảm là loại hình trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính ở nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế theo quy định của pháp luật
(5) Trái phiếu kèm chứng quyền:
Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP:
Trái phiếu kèm chứng quyền là loại hình trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
Các loại cổ phiếu hiện nay bao gồm những loại nào?
Các loại cổ phiếu hiện nay bao gồm:
(1) Cổ phần phổ thông:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông.
Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
(2) Cổ phần ưu đãi:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020, ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.
Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
- Cổ phần ưu đãi cổ tức;
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
- Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.
Người sở hữu cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi sẽ có quyền và lợi ích khác nhau.
Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cổ phiếu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?