Công nghệ cao là gì? Các ngành công nghệ cao tại Việt Nam hiện nay?
Công nghệ cao là gì? Các ngành công nghệ cao tại Việt Nam hiện nay?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Công nghệ cao 2008 có giải thích công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Hiện nay, tại Việt Nam có các ngành công nghệ cao như sau:
- Công nghệ thông tin và truyền thông.
- Công nghệ sinh học.
- Công nghệ tự động hóa
- Công nghệ vật liệu mới
Mặt khác, các ngành công nghệ cao khác cũng đang được nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam, bao gồm:
Công nghệ vũ trụ: Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, như phóng thành công vệ tinh Vinasat-1, Vinasat-2, Vinasat-2E,...
Công nghệ năng lượng: Đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy điện,...
Công nghệ y tế: Ứng dụng các công nghệ y tế tiên tiến, như trí tuệ nhân tạo, robot phẫu thuật,...
Công nghệ cao là gì? Các ngành công nghệ cao tại Việt Nam hiện nay? (Hình từ Internet)
Các lĩnh vực công nghệ nào cần tập trung phát triển công nghệ cao?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Công nghệ cao 2008, các lĩnh vực công nghệ cần tập trung phát triển công nghệ cao bao gồm:
- Công nghệ thông tin.
- Công nghệ sinh học.
- Công nghệ vật liệu mới.
- Công nghệ tự động hóa.
Bên cạnh đó, danh sách các lĩnh vực trên sẽ do Chính phủ điều chỉnh, bổ sung căn cứ theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Ngoài ra các các lĩnh vực công nghệ được ưu tiên tập trung phát triển công nghệ phải phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, phát huy lợi thế của đất nước, có tính khả thi và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có tác động mạnh và mang lại hiệu quả lớn đối với sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Góp phần hiện đại hóa các ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
- Là yếu tố quan trọng quyết định việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động công nghệ cao?
Theo quy định Điều 8 Luật Công nghệ cao 2008, trong hoạt động công nghệ cao, luật nghiêm cấm thực hiện những hành vi như sau:
- Lợi dụng hoạt động công nghệ cao gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Thực hiện hoạt động công nghệ cao gây hậu quả xấu đến sức khỏe, tính mạng con người, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; hủy hoại môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về công nghệ cao.
- Tiết lộ, cung cấp trái pháp luật bí mật về công nghệ cao.
- Giả mạo, gian dối để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hoạt động công nghệ cao.
- Cản trở trái pháp luật hoạt động công nghệ cao.
Hợp tác quốc tế về công nghệ cao được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Công nghệ cao 2008, việc hợp tác quốc tế về công nghệ cao được quy định như sau:
Thứ nhất: Mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tập đoàn kinh tế đa quốc gia, tập đoàn kinh tế nước ngoài có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến trên nguyên tắc phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thứ hai: Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, hội, hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về công nghệ cao.
Thu hút tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện hoạt động công nghệ cao tại Việt Nam.
Thứ ba: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nhân lực công nghệ cao, ưu tiên hợp tác đào tạo sinh viên ngành kỹ thuật công nghệ cao tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tiên tiến khu vực và thế giới.
Thu hút, sử dụng có hiệu quả người có trình độ cao, lực lượng trẻ tài năng hợp tác nghiên cứu, giảng dạy, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Thứ tư: Thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam nhằm nâng cao năng lực làm chủ và sáng tạo công nghệ cao của tổ chức nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp trong nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?