Địa điểm nuôi ong lấy mật ong hữu cơ phải đảm bảo các yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-9:2023?

Cho tôi hỏi địa điểm nuôi ong lấy mật ong hữu cơ phải đảm bảo các yêu cầu nào? Câu hỏi từ anh Vũ (Kon Tum)

Hoạt động nuôi ong, khai thác, sơ chế, chế biến, bảo quản mật ong hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung nào?

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-9:2023 quy định nguyên tắc nuôi ong, khai thác, sơ chế, chế biến, bảo quản mật ong hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung theo Điều 4 TCVN 11041-1 và cụ thể như sau:

- Vùng lấy mật của ong thợ phải đủ rộng để cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng thích hợp và để ong tiếp cận được với nguồn nước.

- Các nguồn mật hoa, mật lá và phấn hoa tự nhiên chủ yếu từ cây trồng hữu cơ và/hoặc từ thảm thực vật hoang dại.

- Đảm bảo sức khỏe của ong trên cơ sở phòng bệnh bằng cách chọn giống thích hợp, duy trì môi trường thuận lợi, chế độ ăn cân đối và thực hành nuôi ong đúng kỹ thuật.

- Các dụng cụ nuôi ong được làm chủ yếu từ các vật liệu tự nhiên, không có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc gây ô nhiễm các sản phẩm ong.

Địa điểm nuôi ong lấy mật ong hữu cơ phải đảm bảo các yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-9:2023?

Địa điểm nuôi ong lấy mật ong hữu cơ phải đảm bảo các yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-9:2023? (Hình từ Internet)

Địa điểm nuôi ong lấy mật ong hữu cơ phải đảm bảo các yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-9:2023?

Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-9:2023 quy định các yêu cầu đối với địa điểm nuôi ong lấy mật ong hữu cơ như sau:

- Địa điểm nuôi: Theo TCVN 11041-3 và các yêu cầu sau:

+ Thùng ong phải được đặt trong khu vực sản xuất hữu cơ hoặc khu vực không sử dụng các chất nằm ngoài danh mục nêu trong Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-9:2023 trong ít nhất 36 tháng.

+ Trong vụ mật, với phạm vi bán kính 0,5 km tính từ trại ong không ngòi đốt (ong dú) và 3 km tính từ trại nuôi các loài ong khác (bán kính lấy mật), cần có đủ cây nguồn mật, bao gồm các loại cây trồng được sản xuất hữu cơ theo TCVN 11041-2, thảm thực vật chưa được xử lý bằng các chất nằm ngoài danh mục nêu trong Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-9:2023 trong ít nhất 36 tháng và và có nguồn nước sạch.

+ Trong phạm vi bán kính 0,5 km tính từ trại ong dú và 3 km tính từ trại nuôi các loài ong khác, không được có các nguồn ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn ong, bao gồm cả cây ra hoa đã sử dụng các chất nằm ngoài danh mục nêu trong Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-9:2023, cây trồng biến đổi gen đang ra hoa, sân gôn, bãi rác, khu dân cư lớn, đường xá nhộn nhịp, v.v...

+ Bán kính nêu tại 5.1.1.3 có thể được giảm đi nếu vùng đệm này có các đặc điểm tự nhiên hạn chế khả năng di chuyển của ong (ví dụ: rừng, đồi hoặc đường thủy) và có nhiều thức ăn cho đàn ong.

+ Phải xác định rõ khu vực đặt thùng ong và phạm vi lấy mật.

- Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ

+ Đàn ong và thùng ong (bao gồm cả các cầu ong chứa trứng, ấu trùng, nhộng và các cầu kế) phải được quản lý theo phương pháp hữu cơ liên tục trong ít nhất 12 tháng trước khi các sản phẩm từ ong có thể được coi là hữu cơ.

+ Khi cần sử dụng chân tầng trong giai đoạn chuyển đổi, nếu không thể có được chân tầng bằng sáp ong hữu cơ thì có thể sử dụng chân tầng bằng sáp ong thông thường, nhưng sáp ong đó chỉ được tiếp xúc với các vật liệu phù hợp, nếu không thì phải thay thế sáp ong đó trong vòng 12 tháng. Thời gian chuyển đổi sẽ bị kéo dài tùy thuộc vào tiến độ thay thế chân tầng.

+ Nếu có bằng chứng về việc chưa từng sử dụng các chất nằm ngoài danh mục nêu trong Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-9:2023 đối với tổ ong đang trong giai đoạn chuyển đổi thì không cần thay thế chân tầng của tổ ong đó.

- Duy trì sản xuất hữu cơ:

+ Không được chuyển đổi qua lại các đàn ong và thùng ong giữa các hệ thống quản lý theo phương pháp hữu cơ và không hữu cơ.

+ Ong được điều trị bằng kháng sinh phải tuân theo quy định.

+ Trong trường hợp phải thay đàn, đàn ong thay thế phải là đàn sinh ra tại chính cơ sở hoặc là đàn có nguồn gốc từ cơ sở nuôi ong hữu cơ khác.

- Sản xuất song song và sản xuất riêng rẽ:

+ Nếu thực hiện nuôi ong hữu cơ và nuôi ong không hữu cơ tại cùng một cơ sở thì các hoạt động sản xuất không hữu cơ không được gây ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của khu vực nuôi ong hữu cơ.

+ Vùng đệm của của khu vực nuôi ong hữu cơ phải đáp ứng yêu cầu theo quy đinh.

- Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học theo Mục 5.1.5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-9:2023.

- Ngoài ra, khi nuôi ong ở những khu vực hoang dã, cần xem xét về tác động đến quần thể côn trùng bản địa.

- Giống vật nuôi theo 5.1.3 TCVN 11041-3 và các yêu cầu sau:

+ Để lựa chọn ong nuôi, ưu tiên các loài ong bản địa (ong nội, ong dú v.v...) tương ứng với hệ sinh thái bản địa của chúng.

+ Khuyến khích lai chéo các đàn ong khác nhau.

+ Cho phép thụ tinh nhân tạo đối với ong chúa.

+ Có thể thay thế ong chúa, nhưng không được cắt cánh của chúng.

Hoạt động khai thác mật ong để lấy mật ong hữu cơ phải đảm bảo các yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-9:2023?

Căn cứ Tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-9:2023 quy định các yêu cầu đối với khai thác mật ong để lấy mật ong hữu cơ như sau:

- Không được khai thác mật ong từ phần bánh tổ chứa trứng, ấu trùng hoặc nhộng còn sống.

- Phải đảm bảo về chất lượng và tính toàn vẹn hữu cơ của mật ong và các sản phẩm khác từ ong.

+ Chỉ thu hoạch mật ong từ bánh tổ đã vít nắp.

+ Không được sử dụng hóa chất tổng hợp để xua đuổi ong thợ khi khai thác mật ong.

+ Việc sử dụng khói để đuổi ong nên được giữ ở mức tối thiểu.

+ Các tạp chất trong mật ong phải được lẳng bằng trọng lực. Có thể sử dụng lưới lọc để loại bỏ tạp chất còn sót lại.

- Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với mật ong phải được làm bằng vật liệu dùng cho thực phẩm hoặc được phủ bằng sáp ong hữu cơ.

- Nhiệt độ của mật ong khi khai thác mật không được vượt quá 35 °C và nhiệt độ chống kết tinh không được vượt quá 47 °C.

- Nếu mật ong hữu cơ được gia nhiệt cao hơn các giới hạn nhiệt độ nêu trên, thì mật ong đó chỉ có thể được sử dụng như một thành phần nguyên liệu trong chế biến.

- Phải ngăn chặn ong xâm nhập vào thùng quay mật ong.

- Dụng cụ khai thác mật phải được vệ sinh bằng phương pháp phù hợp và không gây ô nhiễm cho mật ong.

- Vật chứa mật ong phải đảm bảo kín khí và không gây ô nhiễm cho mật ong.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được quy định thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392 : 2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung về vệ sinh thực phẩm để kiểm soát ký sinh trùng theo TCVN 12379:2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Vật liệu và thuốc thử vắc xin phòng bệnh dại trên chó theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-31:2019?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấu trúc mã định danh trang thiết bị y tế theo TCVN 13996:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng sản phẩm dược mỹ phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13989 : 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình lấy mẫu và kiểm soát chất lượng đối với gia vị và thảo mộc dùng trong các sản phẩm thịt chế biến như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11926:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu kỹ thuật của đèn cài mũ an toàn mỏ theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6472:1999?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yêu cầu về cảm quan và hình dạng bên ngoài của da nguyên liệu được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5365:1991?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất bản phẩm thông tin được phân loại theo các dấu hiệu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4523:2009?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện bảo vệ cá nhân gồm những gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7547:2005?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Phan Vũ Hiền Mai
552 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào