Biện pháp triệt sản là gì? Những chế độ hỗ trợ đối với người triệt sản?
Biện pháp triệt sản là gì?
Triệt sản là một biện pháp tránh thai được áp dụng để kiểm soát hoặc hạn chế tăng trưởng dân số. Triệt sản là một biện pháp loại bỏ khả năng sinh sản trên cơ thể, được thực hiện với mục đích phòng tránh thai.
Phương pháp triệt sản ở nữ là thắt ống dẫn trứng và ở nam là thắt ống dẫn tinh.
Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Biện pháp triệt sản là gì? Những chế độ hỗ trợ đối với người triệt sản? (Hình từ Internet)
Những chế độ hỗ trợ đối với người triệt sản?
Căn cứ Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng chế độ thai sản:
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản
Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
...
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
...
Căn cứ điểm a điểm c khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ thai sản:
Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
...
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày....
...
Như vậy, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và thực hiện biện pháp triệt sản thì được hưởng chế độ thai sản.
Người lao động khi thực hiện biện pháp triệt sản thì được việc tối đa 15 ngày và mức hưởng chế độ thai sản như sau:
- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
Mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
Mức hưởng 15 ngày = (Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 06 tháng trước khi triệt sản : 30 ngày) x 15 ngày
Hồ sơ để người lao động được hưởng chế độ triệt sản gồm những gì?
Căn cứ Điều 4 Quy trình Giải quyết hưởng các chế độ, chi trả các chế độ, ban hành kèm Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
Trách nhiệm của Bộ phận/Phòng TN-Trả KQ
1. Hướng dẫn, giải đáp cho đơn vị SDLĐ, người lao động, thân nhân của người lao động về chế độ, chính sách BHXH và việc kê khai, lập hồ sơ theo đúng quy định.
2. Tiếp nhận hồ sơ giấy do đơn vị SDLĐ nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.1, 2.2, 2.4 khoản này và hồ sơ do người lao động, thân nhân người lao động nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.3 khoản này với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:
...
2.2. Đối với chế độ thai sản của người đang đóng BHXH: Hồ sơ theo quy định tại Điều 101 Luật BHXH; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 15, 18, 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; Điều 7 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập và hồ sơ nêu dưới đây:
2.2.1. Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai:
a) Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện của người lao động; trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.
b) Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
...
Như vậy, hồ sơ để người lao động được hưởng chế độ triệt sản gồm:
- Đối với trường hợp điều trị nội trú:
+ Bản sao giấy ra viện của người lao động;
- Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.
- Đối với trường hợp điều trị ngoại trú:
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;
+ Bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?