Đại biểu quốc hội có nhiệm kỳ kéo dài bao nhiêu năm? Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước không?
Đại biểu quốc hội có nhiệm kỳ kéo dài bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 25 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội:
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
Căn cứ Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định nhiệm kỳ Quốc hội:
Nhiệm kỳ Quốc hội
1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
Như vậy, đại biển Quốc hội có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội là 05 năm.
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
Đại biểu quốc hội có nhiệm kỳ kéo dài bao nhiêu năm? Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước không? (Hình từ Internet)
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước không?
Căn cứ Điều 32 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định quyền chất vấn:
Quyền chất vấn
1. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.
3. Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại tại phiên họp của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn.
Theo quy đinh trên, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước. Chủ tịch nước bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội.
Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại.
Ngoài ra, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn các đối tượng sau:
- Chủ tịch Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tổng Kiểm toán nhà nước.
Đoàn đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Tại khoản 2 Điều 43 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được sửa đổi bổ sung bởi điểm a điểm b khoản 4 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của đoàn đại biểu Quốc hội như sau:
- Tổ chức để các đại biểu Quốc hội tiếp công dân;
- Phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương tổ chức, bảo đảm các điều kiện để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri với các hình thức phù hợp;
- Tổ chức để các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương;
- Tham gia và phối hợp với Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong các hoạt động giám sát tại địa phương;
- Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp thông tin, báo cáo về những vấn đề mà Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm;
- Báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội;
- Chỉ đạo hoạt động của bộ máy tham mưu, giúp việc phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi giấy khám sức khỏe lái xe mới nhất từ ngày 01/01/2025?
- Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 diễn ra vào thời gian nào?
- Cưỡi ngựa là gì? Giáo viên dạy cưỡi ngựa được phân vào nhóm ngành nào trong ngành kinh tế Việt Nam?
- Đơn vị hành chính cấp xã của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2025?