Quy định kỹ thuật và quản lý đối với muối ăn bổ sung iod theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 9-1:2011/BYT như thế nào?
Quy định kỹ thuật và quản lý đối với muối ăn bổ sung iod theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 9-1:2011/BYT?
(1) Quy định kỹ thuật
Quy chuẩn kỹ thuật đối với muối ăn bổ sung iod:
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 9-1:2011/BYT, muối ăn bổ sung iod phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định dưới đây:
Quy chuẩn kỹ thuật đối với iod đung để bổ sung vào muối:
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 9-1:2011/BYT:
Iod bổ sung vào muối ăn chỉ được sử dụng dạng kali iodat, phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với kali iodat được quy định trong QCVN 3-6:2011/BYT của Bộ Y tế về các chất được sử dụng để bổ sung iod vào thực phẩm.
(2) Quy định quản lý:
Ghi nhãn
- Việc ghi nhãn muối iod thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật.
- Ngoài ra trên nhãn sản phẩm phải ghi dòng chữ bằng tiếng Việt Nam: “Muối ăn bổ sung iod”.
Công bố hợp quy
- Các sản phẩm muối iod phải được công bố phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.
- Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
Kiểm tra đối với muối iod
Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với muối iod phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Quy định kỹ thuật và quản lý đối với muối ăn bổ sung iod theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 9-1:2011/BYT như thế nào? (Hình từ Internet)
Phương pháp thử và lấy mẫu đối với muối iod được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 9-1:2011/BYT, phương pháp thử đối với muối iod như sau;
Các yêu cầu kỹ thuật trong quy chuẩn kỹ thuật này có thể được thử theo các phương pháp dưới đây hoặc có thể thử theo các phương pháp khác có giá trị tương đương.
- Hàm lượng NaCl: thử theo phương pháp AOAC 925.57 “Constituents in salt”.
- Hàm lượng iot: thử theo TCVN 6341:1998 “Muối iot - Phương pháp xác định hàm lượng iot” hoặc phương pháp AOAC 925.56 “Iodine in iodized salt”.
- Hàm lượng chất không tan trong nước: theo TCVN 3973-84 “Muối ăn”.
- Hàm lượng Arsen: thử theo phương pháp ECSS/SC 311-1982 “Xác định hàm lượng arsen – phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử bạc diethyldithiocarbamat”.
- Hàm lượng Đồng: thử theo phương pháp ECSS/SC 144-1977 “Xác định hàm lượng đồng – phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử kẽm dibensyldithiocarbamat”.
- Hàm lượng Chì: thử theo phương pháp ECSS/SC 313-1982 “Xác định tổng hàm lượng chì - phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa”.
- Hàm lượng Cadmi: thử theo phương pháp ECSS/SC 314-1982 “Xác định tổng hàm lượng cadmi - phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa”.
- Hàm lượng thủy ngân: thử theo phương pháp ECSS/SC 312-1982 “Xác định tổng hàm lượng thủy ngân - phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử hóa hơi lạnh”.
Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối trong quản lý sản xuất kinh doanh muối được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 40/2017/NĐ-CP, trách nhiệm của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối như sau:
- Các tổ chức, cá nhân được tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh muối theo quy định của pháp luật.
- Hệ thống các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật sản xuất, chế biến kinh doanh muối đảm bảo:
+ Không gây ô nhiễm vào sản phẩm, nhiễm mặn môi trường vùng lân cận và đảm bảo việc tiêu, thoát nước;
+ Có khoảng cách an toàn với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật và các khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;
+ Nước sử dụng để rửa sơ chế, chế biến muối đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
+ Có giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
- Công bố hợp chuẩn, hợp quy chất lượng muối phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm muối thực phẩm, muối tinh, muối công nghiệp theo quy định.
- Sản phẩm muối khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải đảm bảo chất lượng theo công bố hợp chuẩn, hợp quy đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có bao bì, nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và an toàn thực phẩm (trừ muối công nghiệp).
- Việc bổ sung tăng cường vi chất i-ốt, gia vị, phụ gia hoặc dược liệu vào sản phẩm muối dùng cho ăn trực tiếp, chế biến thực phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm và các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Quảng cáo sản phẩm hàng hóa muối, muối tăng cường vi chất i-ốt thực hiện theo quy định của Luật Quảng cáo 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, người lao động trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?