Mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại năm 2024 như thế nào?

Cung cấp cho anh mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại năm 2024? Đề nghị của anh Phước - Long An

Mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại năm 2024?

Dưới đây là mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại năm 2024.

Tải về mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại năm 2024.

Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại có trách nhiệm gì?

Căn cứ quy định Điều 3 Thông tư 01/2015/TT-BCT quy định về cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ như sau:

Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ
1. Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại là Sở Công Thương tại nơi thương nhân đăng ký kinh doanh.
2. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ:
a) Thực hiện đăng ký dấu nghiệp vụ quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư này;
b) Thực hiện đầy đủ các chế độ lưu trữ hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
c) Kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại; tiến hành kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định khi cần thiết để kịp thời xóa đăng ký dấu nghiệp vụ trong những trường hợp quy định tại Điều 12 của Nghị định số 20/2006/NĐ-CP;
d) Kịp thời báo cáo và phối hợp với Bộ Công Thương trong trường hợp phát sinh vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai.

Như vậy, cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại có trách nhiệm sau đây:

- Thực hiện đăng ký dấu nghiệp vụ theo quy định

- Thực hiện đầy đủ các chế độ lưu trữ hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về lưu trữ;

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;

- Tiến hành kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định khi cần thiết để kịp thời xóa đăng ký dấu nghiệp vụ trong những trường hợp quy định tại Điều 12 của Nghị định 20/2006/NĐ-CP (Lưu ý: Điều này đã bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 120/2011/NĐ-CP)

- Kịp thời báo cáo và phối hợp với Bộ Công Thương trong trường hợp phát sinh vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai.

Mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại năm 2024?

Mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại năm 2024? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại bao gồm những loại giấy tờ gì?

Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư 01/2015/TT-BCT quy định về hồ sơ, trình tự đăng ký dấu nghiệp vụ như sau:

Hồ sơ, trình tự đăng ký dấu nghiệp vụ
1. Hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ bao gồm:
a) 01 (Một) bản chính Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ thực hiện theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 (Một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong các trường hợp sau:
- Bản sao có chứng thực đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện;
- Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.
c) Các mẫu dấu nghiệp vụ hoặc bản thiết kế các mẫu dấu nghiệp vụ mà thương nhân đăng ký.
2. Trường hợp thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì thương nhân gửi bản scan từ bản gốc các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này.
....

Như vậy, hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại bao gồm những loại giấy tờ sau đây:

- 01 (Một) bản chính Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ Tải về

- 01 (Một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong các trường hợp sau:

+ Bản sao có chứng thực đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện;

+ Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.

- Các mẫu dấu nghiệp vụ hoặc bản thiết kế các mẫu dấu nghiệp vụ mà thương nhân đăng ký.

Quyền và nghĩa vụ của giám định viên thương mại gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 7 Nghị định 20/2006/NĐ-CP khi thực hiện hoạt động giám định theo sự phân công của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, giám định viên thương mại có quyền và nghĩa vụ sau:

- Độc lập thực hiện việc giám định được giao và phải từ chối thực hiện việc giám định khi việc giám định đó có liên quan đến quyền lợi của mình.

- Thực hiện việc giám định một cách trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác, theo đúng yêu cầu chính đáng đã được thỏa thuận với bên yêu cầu giám định.

- Có quyền yêu cầu được cung cấp thông tin tài liệu cần thiết liên quan tới công việc giám định mà mình được phân công thực hiện.

- Có quyền từ chối sự can thiệp của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào vào hoạt động giám định dẫn đến sai lệch tính chính xác, trung thực của dịch vụ giám định mà mình đang thực hiện.

- Phản ánh trung thực kết quả giám định trong Chứng thư giám định và ký Chứng thư giám định.

- Có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin, tài liệu liên quan tới kết quả giám định theo yêu cầu của khách hàng.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về tính chính xác của kết quả giám định.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Khắc Vỹ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào