Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước?

Cho tôi hỏi Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước? (Câu hỏi của chị Trinh - Đà Nẵng)

Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước?

Ngày 31/10/2023, Tổng kiểm toán nhà nước ban hành Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023. Trong đó, Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước quy định về các nội dung như sau:

- Việc Kiểm toán nhà nước sử dụng cộng tác viên thực hiện các công việc như sau:

- Tư vấn, giám định chuyên môn, các công việc hỗ trợ trong hoạt động kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.

- Quy định phạm vi sử dụng, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện đối với cộng tác viên.

- Quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên liên quan đến sử dụng cộng tác viên.

Mặt khác, Quy chế áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước.

- Cộng tác viên thực hiện nhiệm vụ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước?

Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)

Kiểm toán nhà nước sử dụng cộng tác viên cho các công việc gì?

Theo quy định tại Điều 6 Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023, Kiểm toán nhà nước sử dụng cộng tác viên cho 02 công việc chính dưới đây khi cần thiết:

[1] Tư vấn về chuyên môn

- Tư vấn chuyên môn trong việc xây dựng chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn chuyên môn kiểm toán;

- Tư vấn trong công tác chuẩn bị kiểm toán: Thuyết trình về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý và những bất cập trong thực tế liên quan đến kiểm toán; khảo sát, thu thập thông tin; xác định trọng tâm, rủi ro kiểm toán, nội dung và phương pháp kiểm toán; xây dựng các tiêu chí kiểm toán,...;

- Tư vấn chuyên môn trong quá trình thực hiện kiểm toán, lập Báo cáo kiểm toán.

- Tư vấn chuyên môn trong quá trình kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, trả lời khiếu nại, giải quyết khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.

[2] Tham gia hỗ trợ công tác kiểm toán:

- Nghiên cứu tài liệu, hồ sơ kỹ thuật, chuyên môn trợ giúp cho công tác kiểm toán; dịch tài liệu kỹ thuật, chuyên môn.

- Thực hiện một số công việc thuộc nội dung kiểm toán.

- Sử dụng chuyên gia để trợ giúp kiểm toán viên nhà nước theo quy định của chuẩn mực Kiểm toán nhà nước về việc sử dụng chuyên gia.

- Giám định chuyên môn:

+ Kiểm định chất lượng công trình xây dựng, máy móc, thiết bị.

+ Thẩm định giá cả và xuất xứ máy móc, thiết bị.

+ Giám định tài liệu chứng từ; kiểm kê.

+ Định giá tài sản, doanh nghiệp.

+ Đo đạc địa chính, địa hình, địa vật, diện tích, kích thước hình học; khoan thí nghiệm xác định địa chất các lớp đất đá.

+ Siêu âm để xác định chiều dài cọc khoan nhồi, cốt thép, chiều dày bảo vệ cốt thép trong các kết cấu;

+ Kiểm tra các kết cấu chìm khuất.

+ Kiểm định chất lượng môi trường, quan trắc và phân tích thành phần môi trường.

+ Các trường hợp khác cần sử dụng chuyên gia giám định chuyên môn theo quy định của chuẩn mực Kiểm toán nhà nước.

- Các công việc khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

Cộng tác viên kiểm toán nhà nước là cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ tại Điều 7 Quy chế sử dụng Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định 1348/QĐ-KTNN năm 2023, công tác viên kiểm toán nhà nước là cá nhân cần đáp ứng điều kiện sau:

[2] Về tiêu chuẩn:

- Có trình độ, kỹ năng chuyên môn phù hợp với chuyên ngành và công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan.

- Có kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu, quản lý tối thiểu 5 năm liên tục trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.

- Có bằng cấp, chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề liên quan đến yêu cầu, nội dung công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu theo quy định của pháp luật.

[2] Điểu kiện cụ thể:

- Trong 3 năm trước liền kề và tại thời điểm ký hợp đồng không có sai phạm, vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước, hội nghề nghiệp xử lý.

- Không thuộc diện liên quan đến các vụ việc đang bị điều tra, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực chuyên môn theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.

- Cộng tác viên tham gia kiểm toán không tham gia làm việc, tư vấn cho đơn vị được kiểm toán hoặc các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ (vì thành kiến, mâu thuẫn lợi ích, hoặc những nhân tố khác có ảnh hưởng đến những xét đoán nghề nghiệp) và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 28 Luật Kiểm toán Nhà nước 2015 như sau:

+ Mua cổ phần, góp vốn hoặc có quan hệ về lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán.

+ Đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán của các năm tài chính được kiểm toán.

+ Trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán.

+ Có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột với người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán.

- Nếu cộng tác viên là cá nhân ngoài nước phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Cộng tác viên không vi phạm các hợp đồng đã ký trước đây với Kiểm toán nhà nước.

Trân trọng!

Kiểm toán Nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kiểm toán Nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng phần mềm Cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, dự toán kinh phí phục vụ hoạt động kiểm toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc quản lý, vận hành phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán Nhà nước là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
05 hành vi bị cấm trong khai thác, sử dụng phần mềm họp không giấy của Kiểm toán nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện công khai các nội dung nào trong thực hiện dân chủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm toán viên nhà nước không được làm tư vấn, môi giới cho các doanh nghiệp trong nước về những công việc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ chối xử lý thông tin thông qua đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, định kỳ bao lâu thì kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán quỹ bảo hiểm xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Trưởng Đoàn kiểm toán có những quyền hạn gì? Tiêu chuẩn của Trưởng Đoàn kiểm toán là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ trưởng Tổ kiểm toán có những quyền hạn gì trong đoàn Kiểm toán Nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục đề nghị thay thế thành viên Đoàn kiểm toán được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kiểm toán Nhà nước
Dương Thanh Trúc
280 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kiểm toán Nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm toán Nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào