Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh phải đảm bảo những gì?
Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh phải đảm bảo những gì?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 1 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định về giấy tờ xuất nhập cảnh cụ thể như sau:
Giấy tờ xuất nhập cảnh
1. Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:
a) Hộ chiếu ngoại giao;
b) Hộ chiếu công vụ;
c) Hộ chiếu phổ thông;
d) Giấy thông hành.
đ) Giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.
3. Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:
a) Ảnh chân dung;
b) Họ, chữ đệm và tên;
c) Giới tính;
d) Nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh;
đ) Quốc tịch;
e) Ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; cơ quan cấp; ngày, tháng, năm cấp; ngày, tháng, năm hết hạn;
g) Số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân;
h) Chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại;
i) Thông tin khác do Chính phủ quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh phải đảm bảo những nội dung sau đây:
- Ảnh chân dung;
- Họ, chữ đệm và tên;
- Giới tính;
- Nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh;
- Quốc tịch;
- Ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; cơ quan cấp; ngày, tháng, năm cấp; ngày, tháng, năm hết hạn;
- Số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân;
- Chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại;
- Thông tin khác do Chính phủ quy định.
Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh phải đảm bảo những gì? (Hình từ Internet)
Người được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh phải có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 23 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về việc người được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh phải có trách nhiệm như sau:
- Giữ gìn, bảo quản giấy tờ xuất nhập cảnh; báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi bị mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
- Làm thủ tục cấp mới khi giấy tờ xuất nhập cảnh bị hư hỏng, thay đổi thông tin về nhân thân, đặc điểm nhận dạng, xác định lại giới tính.
- Chỉ được sử dụng một loại giấy tờ xuất nhập cảnh còn giá trị sử dụng cho mỗi lần xuất cảnh, nhập cảnh.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, phải nộp lại hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cho cơ quan, người quản lý hộ chiếu quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
Trừ trường hợp có lý do chính đáng do người đứng đầu cơ quan quyết định.
- Khi thay đổi cơ quan làm việc, phải báo cáo cơ quan, người quản lý hộ chiếu nơi chuyển đi và chuyển đến để thực hiện việc quản lý hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.
Cố ý làm giả giấy tờ xuất nhập cảnh để đi lại nước ngoài bị phạt bao nhiêu tiền?
Đầu tiên, tại khoản 2 Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định thì hành làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
2. Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
3. Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
4. Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
5. Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
...
Đồng thời, theo khoản 7 và khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:
Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
...
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
b) Vào, ở lại đại sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người nước ngoài cư trú tại các khu vực cấm người nước ngoài cư trú;
d) Chủ phương tiện, người quản lý phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện vận chuyển người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép;
đ) Tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.
e) Người nước ngoài không chấp hành quyết định buộc xuất cảnh Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền, tiếp tục cư trú tại Việt Nam.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và các điểm a và c khoản 5 Điều này.
Từ những quy định trên, có thê thấy hành vi cố ý làm giả giấy tờ xuất nhập cảnh hay cụ thể hơn là làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế để đi lại nước ngoài sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm hành chính đối với hành vi làm giả giấy tờ xuất nhập cảnh.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm này là của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp hai lần mức cá nhân (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Trân trọng!
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
- xuất nhập cảnh
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023
- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?