Vị trí công tác nào phải định kỳ chuyển đổi theo quy định về phòng chống tham nhũng?

Cho tôi hỏi Vị trí công tác nào phải định kỳ chuyển đổi theo quy định về phòng chống tham nhũng? (Câu hỏi của chị Quy - Đà Nẵng)

Vị trí công tác nào phải định kỳ chuyển đổi theo quy định về phòng chống tham nhũng?

Theo quy định tại Điều 25 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 về vị trí công tác và thời hạn phải định kỳ chuyển đổi cụ thể như:

Vị trí công tác và thời hạn phải định kỳ chuyển đổi
1. Người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác phải được chuyển đổi vị trí công tác.
.....

Như vậy, vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi bao gồm các chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến các công việc như sau:

- Công tác tổ chức cán bộ.

- Quản lý tài chính công.

- Tài sản công.

- Đầu tư công.

- Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

Mặt khác, căn cứ theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP một số nội dung được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 134/2021/NĐ-CP , chi tiết vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi được thể hiện qua Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi như sau:



Vị trí công tác nào phải định kỳ chuyển đổi theo quy định

Vị trí công tác nào phải định kỳ chuyển đổi theo quy định về phòng chống tham nhũng? (Hình từ Internet)

Chuyển đổi vị trí công tác trong công tác phòng chống tham nhũng theo các phương thức nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Nghị định 59/2019/NĐ-CP về phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác cụ thể như:

Phương thức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác
1. Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
2. Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, chuyển đổi vị trí công tác được bằng văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với người có chức vụ, quyền hạn thông qua theo các phương thức sau:

- Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Chuyển đổi vị trí công tác giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.

Trường hợp nào chưa chuyển đổi vị trí công tác trong công tác phòng chống tham nhũng?

Theo Điều 38 Nghị định 59/2019/NĐ-CP, chưa chuyển đổi vị trí công tác đối với các trường hợp dưới đây:

- Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.

- Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.

- Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.

- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.

Chuyển đổi vị trí công tác trong phòng chống tham nhũng phải đảm bảo các nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 24 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, việc chuyển đổi công tác phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:

[1] Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng.

Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ.

[2] Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

[3] Việc chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

[4] Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức.

[5] Các nguyên tắc [1], [2] và [3] cũng được áp dụng đối với những người sau đây mà không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;

-Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

Trân trọng!

Phòng chống tham nhũng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống tham nhũng
Hỏi đáp Pháp luật
Các tiêu chí thành phần đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyết định xác minh tài sản, thu nhập bao gồm các nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Môi giới hối lộ là gì? Tội môi giới hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội phạm tham nhũng được xem xét miễn hình phạt trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi nào của đảng viên được xem là hành vi tham nhũng?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị trí công tác nào phải định kỳ chuyển đổi theo quy định về phòng chống tham nhũng?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào được pháp luật bảo vệ khi tố cáo hành vi tham nhũng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan Nhà nước nào có thẩm quyền giám sát công tác phòng chống tham nhũng?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban Chấp hành Trung ương ra chỉ thị nghiêm cấm biếu tặng quà Tết 2024 cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống tham nhũng
Dương Thanh Trúc
445 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng chống tham nhũng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào