Đương sự không cung cấp bản sao chứng cứ, tài liệu cho đương sự khác có được không?
Đương sự không cung cấp bản sao chứng cứ, tài liệu cho đương sự khác có được không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, việc cung cấp bản sao chứng cứ, tài liệu cho đương sự khác như sau:
Giao nộp tài liệu, chứng cứ
...
5. Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:
Công bố và sử dụng tài liệu, chứng cứ
...
2. Tòa án không công khai nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai.
Như vậy, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định việc cung cấp bản sao chứng cứ, tài liệu cho đương sự khác khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án là việc bắt buộc.
Nếu tài liệu, bản sao chứng cứ, tài liệu không thể thu thập được bao gồm tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình thì phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai.
Đương sự không cung cấp bản sao chứng cứ, tài liệu cho đương sự khác có được không? (Hình từ Internet)Bản sao chứng cứ
Ai có thẩm quyền thu thập tài liệu chứng cứ trong tố tụng dân sự?
Căn cứ theo Điều 97 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền thu thập tài liệu chứng cứ trong tố tụng dân sự được quy định như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:
- Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
- Thu thập vật chứng;
- Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
- Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
- Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
(2) Tòa án
Trong các trường hợp theo quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:
- Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
- Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
- Trưng cầu giám định;
- Định giá tài sản;
- Xem xét, thẩm định tại chỗ;
- Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
- Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
- Các biện pháp khác theo quy định.
Trong tố tụng dân sự có các hình thức giao nộp tài liệu chứng cứ nào?
Căn cứ theo Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn cụ thể các hình thức giao nộp tài liệu chứng cứ trong tố tụng dân sự như sau:
(1) Gửi tài liệu, chứng cứ bằng phương tiện điện tử
Căn cứ theo Điều 18 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP:
- Người khởi kiện, người tham gia tố tụng gửi tài liệu, chứng cứ bằng phương tiện điện tử đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án, trừ trường hợp gửi tài liệu, chứng cứ trực tiếp tại Tòa án.
- Sau khi nhận tài liệu, chứng cứ của người khởi kiện, người tham gia tố tụng quy định, Tòa án kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã nhận và gửi thông báo đã nhận tài liệu, chứng cứ từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến địa chỉ thư điện tử đã đăng ký của người khởi kiện, người tham gia tố tụng trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tài liệu, chứng cứ.
(2) Giao nộp tài liệu, chứng cứ tại Tòa án
Căn cứ theo Điều 19 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP:
Người khởi kiện, người tham gia tố tụng đã gửi tài liệu, chứng cứ qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án phải nộp bản chính hoặc bản sao hợp pháp tài liệu, chứng cứ đó chậm nhất là tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.
- Đối với các tài liệu, chứng cứ mà người tham gia tố tụng gửi cho Tòa án bằng phương tiện điện tử sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại thì thời hạn giao nộp bản chính và bản sao hợp pháp tài liệu, chứng cứ đó được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Đối với tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khoản 2 Điều 96 Luật Tố tụng hành chính 2015; chứng cứ là vật chứng; tài liệu nghe được, nhìn được hoặc những tài liệu, chứng cứ khác mà không thể định dạng dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP thì Tòa án, người khởi kiện, người tham gia tố tụng không được gửi bằng phương thức điện tử mà phải giao nộp bằng phương thức khác theo quy định của pháp luật tố tụng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định miễn thi môn Ngữ văn khi xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Bộ Đề thi cuối kì 1 Toán 5 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?
- Công văn nghỉ thai sản trùng hè mới nhất? Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè gồm có những gì?
- Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu?
- Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?