Tiền ảo là gì? Một số loại tiền ảo phổ biến hiện nay?

Cho hỏi: Tiền ảo là gì? Một số loại tiền ảo phổ biến hiện nay? Câu hỏi của chị Tuyến (Hạ Long)

Tiền ảo là gì?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về thuật ngữ tiền ảo là gì. Tuy nhiên, có khả nhiều cách hiểu dựa vào thực tế như sau:

Tiền ảo hay còn gọi là tiền mã hoá là một loại tài sản ảo có giá trị điện tử. Nó được lưu giữ và xử lý bằng các ứng dụng hoặc phần mềm chuyên dụng.

Tiền ảo sẽ tự hoạt động mà không cần bên thứ ba như ngân hàng, chính phủ quản lý. Trao đổi tiền ảo diễn ra qua Internet hoặc thông qua các mạng an toàn, chuyên biệt.

Một số lợi ích nổi bật của tiền ảo có thể kể đến như tốc độ giao dịch nhanh, cách sử dụng đơn giản. Tuy nhiên, tiền ảo cũng có hạn chế về sự thiếu an toàn do không được các bên uy tín đảm bảo.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Tiền ảo là gì? Một số loại tiền ảo phổ biến hiện nay?

Tiền ảo là gì? Một số loại tiền ảo phổ biến hiện nay? (Hình từ internet)

Một số loại tiền ảo phổ biến hiện nay?

Tính đến cuối năm 2023, Việt Nam có hơn 20 loại tiền ảo và tiền mã hóa phổ biến dựa trên cộng đồng người tham gia. Sau đây là một số loại tiền ảo phổ biến hiện nay:

- Bitcoin (BTC): là một loại tiền mã hóa được phát minh vào năm 2008 và bắt đầu ra mắt thị trường vào tháng 1/2009. Ra mắt với giá cực thấp nhưng hiện tại, Giá Bitcoin ngày 31/10/2023 là khoảng $34,429.59 USD.

Các sàn giao dịch Bitcoin phổ biến hiện nay là Binance, Huobi Global, OKEx, FTX, và CoinTiger.

- Ethereum (ETH) :là loại tiền điện tử lớn thứ 2 thế giới sau bitcoin theo tổng vốn hóa thị trường. Ethereum được giới thiệu vào cuối năm 2013 bởi một người chuyên nghiên cứu về lập trình tiền ảo có tên Vitalik Buterin. Giá Ethereum ngày 31/10/2023 là khoảng $1,819.71 USD.

- Binance Coin (BNB): BNB đã ra mắt thông qua đợt chào bán đồng tiền mã hóa lần đầu vào năm 2017, 11 ngày trước khi sàn giao dịch tiền mã hóa Binance ra mắt. Ban đầu, BNB được phát hành dưới dạng token ERC-20 chạy trên mạng Ethereum, với tổng nguồn cung tối đa là 200 triệu đồng coin và 100 triệu BNB được cung cấp trong ICO.

Tuy nhiên, đồng coin ERC-20 BNB đã được hoán đổi với BEP2 BNB theo tỷ lệ 1:1 vào tháng 4/2019 với sự ra mắt của mạng chính thức Binance Chain và hiện không còn được lưu trữ trên Ethereum nữa.

BNB có thể được sử dụng như một phương thức thanh toán, một token tiện ích để thanh toán phí trên sàn giao dịch Binance và để tham gia vào việc bán token trên Binance launchpad. BNB cũng cấp quyền cho Binance DEX (sàn giao dịch phi tập trung). Giá Binance Coin ngày 31/10/2023 là khoảng $228.60 USD.

- RIPPLE (XRP): XRP là đồng tiền chạy trên nền tảng thanh toán kỹ thuật số gọi là RippleNet, nằm trên cơ sở dữ liệu sổ cái phân tán được gọi là XRP Ledger.

Còn RippleNet được điều hành bởi một công ty có tên là Ripple, XRP Ledger là nguồn mở và không dựa trên blockchain, mà là cơ sở dữ liệu sổ cái phân tán đã đề cập trước đây.

Nền tảng thanh toán RippleNet là hệ thống thanh toán gộp theo thời gian thực (RTGS) nhằm mục đích cho phép các giao dịch tiền tệ tức thì trên toàn cầu. Giá XRP ngày 31/10/2023 là khoảng $0.579289 USD

- Tether (USDT): là loại tiền kỹ thuật số có giá trị phản ánh giá trị của đồng đô la Mỹ. Ra mắt vào năm 2014, ý tưởng đằng sau Tether là tạo ra một loại tiền mã hóa ổn định có thể được sử dụng như đồng đô la kỹ thuật số hoặc “stablecoin.“ Tether được neo giữ hoặc “gắn chặt,“ với giá của đồng đô la Mỹ. Giá Tether ngày 16/4/2021 là $1.000328 USD

- Cardano (ADA): là nền tảng blockchain bằng chứng cổ phần cho biết mục tiêu của mình là cho phép “những người thay đổi, những người đổi mới và những người có tầm nhìn xa” mang lại sự thay đổi tích cực trên toàn cầu.

Cardano được thành lập vào năm 2017 và token ADA được thiết kế để đảm bảo rằng chủ sở hữu có thể tham gia vào việc vận hành mạng. Giá Cardano ngày 31/10/2023 là khoảng $0.295101 USD

- Polkadot (DOT): là giao thức đa chuỗi phân mảnh mã nguồn mở hỗ trợ việc chuyển chéo chuỗi bất kỳ loại dữ liệu hoặc tài sản nào, không chỉ token. Bằng cách đó, một loạt blockchain có thể tương tác với nhau.

Giá Polkadot ngày 31/10/2023 là khoảng $4.310963 USD.

- Dogecoin (DOGE): dựa trên hình chế "doge" nổi tiếng trên mạng Internet với hình chú chó Shiba Inu trên logo. Đồng tiền kỹ thuật số nguồn mở này được tạo ra bởi Billy Markus đến từ thành phố Portland, tiểu bang Oregon và Jackson Palmer đến từ thành phố Sydney, Úc. Dogecoin được phân tách từ Litecoin vào tháng 12 năm 2013.

Giá Dogecoin ngày 31/10/2023 là khoảng $0.069885 USD.

- Uniswap (UNI): là giao thức giao dịch phi tập trung phổ biến, được biết đến với vai trò hỗ trợ giao dịch tự động các token tài chính phi tập trung (DeFi).

Uniswap nhằm mục đích giúp việc giao dịch token tự động và hoàn toàn mở cho bất kỳ ai nắm giữ token, đồng thời cải thiện hiệu quả giao dịch so với trên các sàn giao dịch truyền thống.

Giá Uniswap ngày 16/4/2021 là $4.238336 USD.

- Litecoin (LTC): là một đồng tiền điện tử được tạo ra để cung cấp các khoản thanh toán nhanh chóng, an toàn và chi phí thấp bằng cách tận dụng các thuộc tính độc đáo của công nghệ blockchain.

Đây là một đồng tiền điện tử được tạo dựa trên giao thức Bitcoin (BTC), nhưng lại khác về thuật toán băm được sử dụng, tổng số vốn tối đa, số lần giao dịch khối và một số yếu tố khác.

Litecoin được phát hành thông qua một ứng dụng mã nguồn mở trên GitHub vào ngày 7 tháng 10 năm 2011, và Mạng lưới Litecoin hoạt động 5 ngày sau đó vào ngày 13 tháng 10 năm 2011. Tiền điện tử do Charlie Lee sáng tạo ra.

Giá Litecoin ngày 31/10/2023 là khoảng $68.48 USD.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Lưu ý: Hiện nay Việt Nam hiện nay chưa công nhận cũng như chưa có văn bản pháp luật chính thức điều chỉnh trực tiếp về giao dịch tiền ảo.

Hành vi sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trên sàn thương mại điện tử bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về hoạt động thanh toán như sau:

Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
[...]
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;
b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Hoạt động không đúng nội dung chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
[...]

Như vậy, theo quy định trên thì hành vi sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trên sàn thương mại điện tử không hợp pháp có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đến 100.000.000 đồng nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP)

Trân trọng!

Thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thương mại điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Sàn thương mại điện tử phải nộp thuế thay cho người bán hàng từ 1/4/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công Thương cảnh báo người dân thận trọng khi mua sắm trên sàn Temu?
Hỏi đáp Pháp luật
Temu là gì? Sàn Temu của nước nào? Thông tin trên Sàn Temu phải đảm bảo yêu cầu gì khi hoạt động tại VN?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đăng ký tài khoản mua hàng Temu trên web, app chi tiết, đơn giản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá bán trên sàn thương mại điện tử đã bao gồm thuế chưa?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn khấu trừ thuế nộp thay cho nhà cung cấp nước ngoài hoạt động Thương mại điện tử năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí mua hàng hóa trên sàn giao dịch thương mại điện tử có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bán hàng Online có trách nhiệm gì trên sàn giao dịch thương mại điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Mạo danh thông tin doanh nghiệp để tham gia hoạt động thương mại điện tử bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thương mại điện tử
Nguyễn Trần Cao Kỵ
27,904 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào