Cơ cấu kinh tế là gì? Cơ cấu kinh tế gồm những thành phần nào?
Cơ cấu kinh tế là gì? Cơ cấu kinh tế gồm những thành phần nào?
Cơ cấu kinh tế là một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế. Cơ cấu kinh tế là tập hợp các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
Cơ cấu kinh tế bao gồm các thành phần sau:
- Cơ cấu ngành kinh tế: Là sự phân chia nền kinh tế thành các ngành kinh tế khác nhau, dựa trên đặc điểm sản xuất, kinh doanh. Cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia thường được chia thành 3 nhóm chính: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
- Cơ cấu thành phần kinh tế: Là sự phân chia nền kinh tế thành các thành phần kinh tế khác nhau, dựa trên hình thức sở hữu. Cơ cấu thành phần kinh tế của một quốc gia thường được chia thành 3 thành phần chính: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
- Cơ cấu lãnh thổ: Là sự phân bố các ngành, lĩnh vực kinh tế trên phạm vi lãnh thổ quốc gia. Cơ cấu lãnh thổ của một quốc gia thường được chia thành 3 khu vực chính: Khu vực nông thôn, khu vực đô thị và khu vực ven biển.
Ý nghĩa của cơ cấu kinh tế:
- Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước: Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ giúp cho nền kinh tế khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế: Một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ giúp cho nền kinh tế trở nên ổn định và phát triển bền vững, tránh được những biến động bất lợi của thị trường.
- Tạo ra công ăn việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân: Một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Cơ cấu kinh tế là gì? Cơ cấu kinh tế gồm những thành phần nào? (hình từ Internet)
Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất phải gắn liền với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế?
Theo điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 67/NQ-CP năm 2020 quy định về Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với các nội dung chủ yếu sau:
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với các nội dung chủ yếu sau:
...
2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc
...
b) Mục tiêu
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về phân bổ và khoanh vùng đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương; sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững nhằm phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước.
...
Theo đó, việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững nhằm phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước.
Như vậy, mục tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một trong những giải pháp cần có sự đột phá để phát triển nông thôn?
Theo Tiểu mục 3 Mục 2 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 13) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2023 như sau:
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
...
3. Thực hiện đột phá chiến lược trong phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa; xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa khu vực nông thôn; phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
a) Tăng đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia đầu tư, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình đô thị hóa, nhất là ở các vùng có nhiều khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, khu vực biên giới, hải đảo không để quá chênh lệch so với vùng nông thôn, ven đô thị; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, tăng cường giám sát các chương trình đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.
Ưu tiên dành nguồn lực đầu tư phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là hạ tầng tạo động lực tăng trưởng, hạ tầng thúc đẩy liên kết vùng, liên kết ngành, liên vùng (thương mại, logistic...), hạ tầng kinh tế số; hạ tầng thuộc các vùng khó khăn, khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu; bảo đảm cân đối hơn giữa các phương thức trong phát triển hạ tầng giao thông.
...
Theo đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một trong những giải pháp cần thực hiện một cách đột phá nhằm phát triển nông thôn bên cạnh chiến lược trong phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa; xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa khu vực nông thôn
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?