Tổng hợp văn bản pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo theo quy định hiện nay?
Tổng hợp văn bản pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo theo quy định hiện nay?
Dưới đây là tổng hợp các văn bản pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo theo quy định hiện nay:
(1) Văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành
2. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016
3. Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội
(2) Văn bản của các Bộ
1. Thông tư liên tịch 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành
2. Thông tư 04/2016/TT-BNV hướng dẫn nội dung về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
(3) Các văn bản luật có liên quan
2. Nghị định 135/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
5. Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
9. Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009
(4) Các văn bản khác có liên quan
1. Nghị quyết 57/NQ-CP năm 2019 phê duyệt kết quả pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đối với các chủ đề: Tôn giáo, tín ngưỡng; Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật và 24 đề mục do Chính phủ ban hành
2. Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
3. Quyết định 306/QĐ-TTg năm 2017 Kế hoạch triển khai thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
4. Quyết định 198/QĐ-BNV năm 2018 về Bộ trưởng Bộ Nội vụ ủy quyền cho Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
5. Quyết định 199/QĐ-BNV năm 2018 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ
Tổng hợp văn bản pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong tín ngưỡng tôn giáo?
Căn cứ Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong tín ngưỡng tôn giáo, bao gồm:
- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm đ khoản 7 và khoản 8 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức lễ hội:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội:
...
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Theo quy định trên, việc tổ chức hoạt động mê tín dị đoan tai lễ hội thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với tổ chức.(Quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP)
Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm, hoạt động mê tín dị đoan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về mức phạt tội hành nghề mê tín dị đoan:
Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, người hành nghề mê tín dị đoan có những tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng, trật tự an toàn xã hội nên bị xử lý hình sự như sau:
- Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội mê tín dị đoan này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ từ 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Làm chết người
+ Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nào?
- Khẩu trang y tế phòng độc hóa chất có các bộ phận nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8389-3:2010?
- Ngày 7 tháng 11 là ngày gì? Ngày 7 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Số lượng cán bộ chuyên trách công tác đảng là bao nhiêu?
- Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 tỉnh Cao Bằng?
- Trường hợp nào được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ?