Pháp nhân thương mại phạm tội hình sự sẽ bị xử lý thế nào?

Cho hỏi: Pháp nhân thương mại phạm tội hình sự sẽ bị xử lý thế nào? Câu hỏi của chị Thìn (Đồng Tháp)

Pháp nhân thương mại là gì?

Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Đồng thời, tại Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về khái niệm pháp nhân thương mại như sau:

Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Từ những quy định trên thì trước khi trở thành một pháp nhân thương mại, thì tổ chức đó phải đảm bảo điều kiện là một pháp nhân (thành lập, cơ cấu tổ chức, tài sản, quan hệ pháp luật) và phải đảm bảo mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.

Pháp nhân thương mại phạm tội hình sự sẽ bị xử lý thế nào?

Pháp nhân thương mại phạm tội hình sự sẽ bị xử lý thế nào? (Hình từ Internet)

Pháp nhân thương mại phạm tội hình sự sẽ bị xử lý thế nào?

Căn cứ theo Điều 33 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội cụ thể như sau:

Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Phạt tiền;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
b) Cấm huy động vốn;
c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Như vậy, theo quy định trên thì pháp nhân thương mại phạm tội hình sự thì tùy vào mức độ mà sẽ có những hình phạt chính và hình phạt bổ sung như sau:

- Hình phạt chính bao gồm:

+ Phạt tiền;

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

- Hình phạt bổ sung bao gồm:

+ Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

+ Cấm huy động vốn;

+ Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Lưu ý: Pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Mức tiền phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội hình sự thấp nhất là bao nhiêu?

Theo Điều 77 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc phạt tiền như sau:

Phạt tiền
1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
2. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.

Theo đó, mức tiền phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội hình sự được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.

Pháp nhân thương mại phạm tội hình sự có được phát hành chứng khoán không?

Căn cứ theo Điều 81 Bộ luật Hình sự 2015 một số cụm từ bị thay thế bởi điểm c khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về cấm huy động vốn cụ thể như sau:

Cấm huy động vốn
1. Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.
2. Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:
a) Cấm vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc quỹ đầu tư
b) Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;
c) Cấm huy động vốn khách hàng;
d) Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;
đ) Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.
3. Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, tại mục 1 đã phân tích khi pháp nhân thương mại phạm tội thì chỉ được áp dụng một hình phát chính nhưng đối với hình phạt bổ sung thì có thể áp dụng một hoặc một số hình phạt.

Do đó, nếu pháp nhân thương mại phạm tội hình sự nhưng trong đó có hình phạt bổ sung chính là cấm huy động, chào bán chứng khoán vốn thì thì pháp nhân thương mại sẽ không được phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Pháp nhân thương mại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Pháp nhân thương mại
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp nhân thương mại đang chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này thì chịu hình phạt như thế nào theo Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp nhân thương mại phạm nhiều tội cùng 01 lần thì Toà án có tổng hợp hình phạt nếu hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các lĩnh vực khác nhau không?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp nhân thương mại nộp tiền bảo đảm thi hành án bằng ngoại tệ thì có bắt buộc phải quy đổi ra đồng Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp nhân thương mại nộp tiền để bảo đảm thi hành án bằng các hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp nhân thương mại phạm tội hình sự sẽ bị xử lý thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn theo thủ tục thi hành án thì không được làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp nhân thương mại phạm tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm có được đương nhiên xóa án tích không?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp nhân thương mại có hành vi buôn lậu bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Pháp nhân thương mại
Nguyễn Trần Cao Kỵ
505 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào