Doanh nghiệp phá sản có tiếp tục hoạt động kinh doanh được hay không?
Doanh nghiệp phá sản có tiếp tục hoạt động kinh doanh được hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Căn cứ theo Điều 47 Luật Phá sản 2014 có quy định như sau:
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Như vậy, doanh nghiệp mở thủ tục phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi mở thủ tục phá sản phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Ngoài ra, còn có các hoạt động của doanh nghiệp sau khi mở thủ tục phá sản bị cấm theo Điều 48 Luật Phá sản 2014 như sau:
- Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;
- Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014;
- Từ bỏ quyền đòi nợ;
- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Doanh nghiệp phá sản có tiếp tục hoạt động kinh doanh được hay không? (Hình từ Internet).
Doanh nghiệp sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản phải báo cáo những hoạt động nào?
Căn cứ Điều 49 Luật Phá sản 2014 quy định về giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản như sau:
- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã phải báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện các hoạt động sau:
+ Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;
+ Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;
+ Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Hình thức báo cáo gồm báo cáo trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, thư điện tử, fax, telex.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp, hợp tác xã thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm trả lời cho doanh nghiệp, hợp tác xã việc được thực hiện hoặc không được thực hiện các hoạt động quy định trên và phải chịu trách nhiệm về việc trả lời của mình.
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải báo cáo Thẩm phán về nội dung trả lời của mình.
Lưu ý: Các hoạt động quy định trên được thực hiện mà không có sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì bị đình chỉ thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu và giải quyết hậu quả theo quy định của pháp luật.
Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Phá sản 2014 Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Theo khoản 3 Điều 42 Luật Phá sản 2014 trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:
+ Ngày, tháng, năm;
+ Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản;
+ Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;
+ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
+ Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai là Tổng Tư lệnh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ?
- Từ 25/01/2025, chỉ được dùng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong trường hợp nào?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: “Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia gì?
- Bộ đề thi IOE cấp trường lớp 8 có đáp án cho học sinh tham khảo?
- Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam?