Yêu cầu an toàn điện cho thiết bị đầu cuối kết nối mạng viễn thông và công nghệ thông tin theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2021/BTTTT?
- Yêu cầu an toàn điện cho thiết bị đầu cuối kết nối mạng viễn thông và công nghệ thông tin theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2021/BTTTT?
- Thiết bị đầu cuối kết nối mạng viễn thông và công nghệ thông tin và mạng ICT là gì?
- Phân loại nguồn năng lượng điện theo yêu cầu an toàn điện cho thiết bị đầu cuối kết nối mạng viễn thông và công nghệ thông tin?
Yêu cầu an toàn điện cho thiết bị đầu cuối kết nối mạng viễn thông và công nghệ thông tin theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2021/BTTTT?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2021/BTTTT về yêu cầu an toàn điện cho thiết bị đầu cuối kết nối mạng viễn thông và công nghệ thông tin ban hành kèm theo Thông tư 13/2021/TT-BTTTT ngày 29/10/2021 của Bộ Thông tin và truyền thông
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2021/BTTTT áp dụng đối với thiết bị đầu cuối kết nối mạng viễn thông và công nghệ thông tin (gọi tắt là thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin) có giao diện được kết nối tới mạng viễn thông và công nghệ thông tin (ICT).
Quy chuẩn không quy định các yêu cầu an toàn điện của chính thiết bị theo tiêu chuẩn IEC 62368-1 và không áp dụng cha các giao diện đến các mạng khác.
Các bổ sung đối với các yêu cầu quy định trong Quy chuẩn này có thể cần thiết trong các trường hợp:
- Thiết bị được thiết kế để hoạt động trong các điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, bụi, độ ẩm hoặc rung động quá mức; với các khí dễ cháy hoặc môi trường ăn mòn, dễ nổ;
- Các trường hợp sử dụng điện trong y tế có kết nối vật lý với người bệnh.
Các yêu cầu sau không thuộc phạm vi Quy chuẩn này:
- Độ an toàn về chức năng của thiết bị;
- Độ tin cậy về chức năng của thiết bị;
- Các phương tiện liên lạc có nguồn cung cấp từ xa sử dụng điện áp nguy hiểm;
- Việc bảo vệ thiết bị kết nối với mạng ICT khỏi các hư hỏng về chức năng.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2021/BTTTT áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.
Yêu cầu an toàn điện cho thiết bị đầu cuối kết nối mạng viễn thông và công nghệ thông tin theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2021/BTTTT? (Hình từ Internet)
Thiết bị đầu cuối kết nối mạng viễn thông và công nghệ thông tin và mạng ICT là gì?
Theo Tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2021/BTTTT hướng dẫn các từ ngữ được sử dụng trong Quy chuẩn gồm:
[1] Mạng ICT (ICT network)
Phương tiện truyền dẫn có kết cuối bằng kim loại bao gồm các đôi dây dẫn để kết nối giữa các thiết bị có thể được đặt trong các tòa nhà riêng biệt, nhưng không bao gồm:
- hệ thống nguồn để cung cấp, truyền tải và phân phối năng lượng điện, nếu được sử dụng làm phương tiện truyền tải thông tin;
- mạng HBES/BACS chuyên dụng;
- mạch ngoài hoạt động ở mức ES1 kết nối các trang bị âm thanh/hình ảnh, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin.
Lưu ý:
- Mạng này có thể bao gồm các đôi dây xoắn, và có thể bao gồm các mạch, phải chịu các điện áp quá độ của IEC 62368-1:2014, số 1 (giả định là 1,5 kV).
- Mạng ICT có thể là:
+ mạng công cộng hoặc mạng sở hữu tư nhân;
+ chịu các điện áp dọc (chế độ chung) cảm ứng từ các đường dây điện gần đó.
- VI dụ về các mạng ICT bao gồm:
+ mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN);
+ mạng dữ liệu công cộng (PDN);
+ mạng số dịch vụ tích hợp (ISDN);
+ mạng riêng với các đặc điểm giao diện điện tương tự như các mạng trên.
- Thông tin về các điện áp và tín hiệu mạch điện có thể xem trong Phụ lục B.
[2] Thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin (communication terminal)
Thiết bị được kết nối với mạng ICT để cung cấp truy cập vào một hoặc nhiều dịch vụ truyền thông tin cụ thể.
Lưu ý:
- Thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin có thể được đặc trưng như là thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin của người sử dụng, thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ, thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin hoạt động như một giao diện giữa các mạng ICT.
- Thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin có thể phải biên dịch các tín hiệu nhận được từ, hoặc gửi đến, mạng tùy theo dịch vụ được xem xét.
Phân loại nguồn năng lượng điện theo yêu cầu an toàn điện cho thiết bị đầu cuối kết nối mạng viễn thông và công nghệ thông tin?
Theo Mục 5.2 Phụ lục E Các điều tham chiếu IEC 62368-1:2014 ban hành kèm theo uy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2021/BTTTT quy định về phân loại và các giới hạn của các nguồn năng lượng điện như sau:
Phân loại nguồn năng lượng điện
ES1
ES1 là nguồn năng lượng điện loại 1 với các mức dòng điện hoặc điện áp
- không vượt quá giới hạn ES1 trong
• điều kiện hoạt động bình thường, và
• điều kiện hoạt động bất thường, và
• các điều kiện lỗi đơn của một bộ phận, thiết bị hoặc vật liệu cách điện không đóng vai trò là bảo vệ; và
- không vượt quá giới hạn ES2 trong các điều kiện lỗi đơn của biện pháp bảo vệ cơ bản.
ES2
ES2 là nguồn năng lượng điện loại 2, khi
- cả điện áp tiếp xúc tiềm năng và dòng diện tiếp xúc đều vượt quá giới hạn cho ES1; và
- trong
• điều kiện hoạt động bình thường, và
• điều kiện hoạt động bất thường, và
• các điều kiện lỗi đơn,
hoặc điện áp tiếp xúc tiềm năng hoặc dòng điện tiếp xúc không vượt quá giới hạn cho ES2.
ES3
ES3 là nguồn năng lượng điện cấp 3 trong đó cả điện áp tiếp xúc tiềm năng và dòng điện tiếp xúc đều vượt quá giới hạn cho ES2.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?