Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình tín dụng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội, nhà ở công nhân?
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình tín dụng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội, nhà ở công nhân?
Căn cứ theo Công điện 993/CĐ-TTg năm 2023, nhằm tiếp tục thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, đối với Thông đốc Ngân hành nhà nước, Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu theo như nội dung dưới đây:
- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng rà soát kỹ các thủ tục điều kiện cho vay thuận lợi thông thoáng, kiểm soát được và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.
- Chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại khẩn trương hướng dẫn các thủ tục vay vốn tín dụng đối với các dự án đã được công bố đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn đối với cả chủ đầu tư và người cần mua nhà của chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình tín dụng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội, nhà ở công nhân? (Hình từ Internet)
Nguồn vốn cho vay để thực hiện Chương trình tín dụng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội lấy từ đâu?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 100/2015/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP quy định về nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội như sau:
Nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội
1. Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội:
...
b) Căn cứ vào kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm, ngân sách nhà nước cấp 50% nguồn vốn; Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng 50% nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm của người vay, vốn huy động; ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định để cho vay đối với các đối tượng tại Khoản 1 Điều 16 của Nghị định này;
c) Nguồn vốn ủy thác từ quỹ phát triển nhà ở địa phương (nếu có), ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm, vốn từ phát hành trái phiếu, công trái nhà ở và từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt để thực hiện mục tiêu, kế hoạch nhà ở xã hội tại địa phương theo quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
.....
Như vậy, nguồn vốn cho vay để thực hiện Chương trình tín dụng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội của Ngân hàng Chính sách xã hội được lấy từ nguồn như sau, cụ thể:
[1] Nguồn từ ngân sách nhà nước:
- Ngân sách nhà nước cấp 50% nguồn vốn căn cứ theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.
- Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng 50% nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm của người vay, vốn huy động.
- Ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định để cho vay đối với các đối tượng được áp dụng cho vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội.
[2] Nguồn từ vốn ủy thác từ quỹ phát triển nhà ở địa phương.
[3] Ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm.
[4] Vốn từ phát hành trái phiếu, công trái nhà ở.
[5] Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Ai được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP sửa đổi khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP quy định về vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở như sau:
Vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở
1. Đối tượng được vay vốn là các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở.
2. Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội:
a) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
b) Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;
c) Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
....
Thông qua quy định trên, đối tượng được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội bao gồm:
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
- Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Mặt khác các đối tượng trên phải đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định pháp luật bao gồm các nội dung như sau:
- Đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn.
- Có đủ hồ sơ chứng minh.
- Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với tổ chức cho vay gồm: Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng.
- Có Giấy đề nghị vay vốn để mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống.
- Có hợp đồng mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư.
- Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?