Có bắt buộc phải đi bầu cử không? Không đi bầu cử thì có bị phạt không?
Có bắt buộc phải đi bầu cử không? Không đi bầu cử thì có bị phạt không?
Tại Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
Điều 27.
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Tại Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về tuổi bầu cử và tuổi ứng cử như sau:
Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
Theo đó, có thể thấy từ luật gốc là Hiến pháp đến văn bản pháp luật quy định về việc bầu cử đều chỉ rõ rằng việc bầu cử là quyền của công dân, không phải là nghĩa vụ bắt buộc.
Tuy nhiên tại Điều 15 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Theo đó, dù bầu cử là quyền của công dân nhưng quyền đi đôi với nghĩa vụ. Do đó, công dân vẫn nên thực hiện quyền bầu cử của mình theo quy định vì đây là cách để công dân lựa chon người đại diện cho ý chí của mình tham gia vào hệ thống chính trị, đồng thời thể hiện tinh thần sống và làm việc theo pháp luật của mình.
Vì là quyền của công dân nên hiện nay trong hệ thống pháp luật chưa có quy định nào về việc xử phạt đối với người đủ điều kiện nhưng không đi bầu cử.
Có bắt buộc phải đi bầu cử không? Không đi bầu cử thì có bị phạt không? (hình từ Internet)
Công dân có thể ủy quyền cho người khác đi bầu cử thay mình được không?
Tại Điều 1 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về nguyên tắc bầu cử như sau:
Nguyên tắc bầu cử
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Tại khoản 2 Điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về nguyên tắc bỏ phiếu như sau:
Nguyên tắc bỏ phiếu
1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
2. Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
...
Theo đó, nguyên tắc bầu cử có nguyên tắc trực tiếp, đầy là nguyên tắc yêu cầu cử tri có đủ điều kiện đi bầu cử phải trực tiếp đi bầu cử.
Đồng thời tại nguyên tắc bỏ phiếu có quy định cử tri phải tự mình đi bầu cử mà không được nhờ hay ủy quyền cho người khác.
Tuy nhiên, pháp luật vẫn ghi nhận 02 trường hợp ngoại lệ cho phép cử tri không cần tự mình, đi bầu cử là:
[1] Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu
Trong trường hợp này thì người viết hộ phải giữ bí mật về phiếu bầu của cử tri
[2] Cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử
Phiếu bầu như thế nào được xem là phiếu bầu cử không hợp lệ?
Tại Điều 74 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về phiếu bầu không hợp lệ như sau:
Những phiếu bầu sau đây là phiếu bầu cử không hợp lệ:
- Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát ra;
- Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;
- Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử;
- Phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử;
- Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?