Thành lập doanh nghiệp và một số vấn đề pháp lý cần lưu ý?
Khi thành lập doanh nghiệp thì đặt tên như thế nào?
Tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tên doanh nghiệp như sau:
Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Theo đó, việc đặt tên khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:
[1] Đặt tên doanh nghiệp gồm 02 yếu tố được đặt theo thứ tự như sau: Loại hình doanh nghiệp trước + Tên riêng của doanh nghiệp
[2] Có thể viết tắt tên loại hình doanh nghiệp như:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn = Công ty TNHH
- Công ty cổ phần = Công ty CP
- Công ty hợp danh = Công ty HD
- Doanh nghiệp tư nhân = DNTN = Doanh nghiệp TN
[3] Đặt tên riêng doanh nghiệp theo bảng chữ cái latinh
[4] Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
[5] Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Thành lập doanh nghiệp và một số vấn đề pháp lý cần lưu ý? (hình từ Internet)
Địa điểm đặt trụ sở chính khi thành lập doanh nghiệp quy định như thế nào?
Tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trụ sở chính doanh nghiệp như sau:
Trụ sở chính của doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Theo đó, trụ sở chính của doanh nghiệp sẽ là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được đặt trên lãnh thổ Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Quy định về hồ sơ đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp được nêu cụ thể tại Điều 19, 20, 21, 22 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Loại hình doanh nghiệp | Hồ sơ đăng ký kinh doanh |
Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020) | - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. - Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. |
Công ty hợp danh (quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020) | - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. - Điều lệ công ty. - Danh sách thành viên. - Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên. - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài |
Công ty trách nhiệm hữu hạn (quy định tại Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020) | - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. - Điều lệ công ty. - Danh sách thành viên. - Bản sao các giấy tờ sau đây: + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; + Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài |
Công ty cổ phần (quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020) | - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. - Điều lệ công ty. - Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. - Bản sao các giấy tờ sau đây: + Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; + Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài |
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?