Người nuôi chó mèo nhưng thả rông trong chung cư bị phạt bao nhiêu tiền?

Cho hỏi: Người nuôi chó mèo nhưng thả rông trong chung cư bị phạt bao nhiêu tiền? Câu hỏi của chị Huyền (Cam Ranh)

Việc nuôi chó mèo tại chung cư có bị cấm không?

Đầu tiên, tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có quy định một trong những hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cứ là việc chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư.

Đồng thời, tại khoản 6 và khoản 7 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 có định nghĩa về gia súc, gia cầm như sau:

- Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.

- Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.

Đồng thời, tại phụ lục 2 loại vật nuôi và số lượng vật nuôi tối thiểu phải kê khai ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT thì có thể thấy chó mèo không thuộc danh mục gia súc, gia cầm mà được xếp vào loại động vật khác theo quy định.

Cuối cùng, theo Công văn 176/BXD-QLN năm 2021 về vấn đề này Bộ Xây dựng sau khi nghiên cứu đã có ý kiến như sau:

...
Theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số: 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi thì chó, mèo được xếp vào loại động vật khác, không thuộc danh mục gia súc, gia cầm. Do đó, việc nuôi chó, mèo trong nhà chung cư không thuộc hành vi bị cấm theo quy định nêu trên. Tuy nhiên, tại mỗi nhà chung cư thì các chủ sở hữu, người sử dụng phải tuân thủ các quy định trong bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua để bảo đảm việc sử dụng nhà chung cư an toàn, văn minh.

Do đó, có thể khẳng định chó mèo không thuộc danh mục gia súc, gia cầm nên sẽ không thuộc trường hợp bị cấm nuôi trong nhà chung cư.

Mặc khác, tại khoản 2 Điều 9 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kem theo Thông tư 02/2016/TT-BXD cũng quy định về nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư có các nội dung chủ yếu sau đây:

Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư
...
2. Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Quy định áp dụng đối với chủ sở hữu, người sử dụng, người tạm trú và khách ra vào nhà chung cư;
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng nhà chung cư và việc xử lý các hành vi vi phạm nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư;
- Quy định về việc sử dụng phần sở hữu chung của nhà chung cư;
- Quy định về việc sửa chữa các hư hỏng, thay đổi thiết bị trong phần sở hữu riêng và việc xử lý khi có sự cố nhà chung cư;
- Quy định về phòng, chống cháy nổ trong nhà chung cư;
- Quy định về việc công khai các thông tin có liên quan đến việc sử dụng nhà chung cư;
- Quy định về các nghĩa vụ của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;
- Các quy định khác tùy thuộc vào đặc điểm của từng nhà chung cư.

Theo đó, có thể thấy việc nuôi chó mèo trong nhà chung cư không phải là hành vi bị cấm. Tuy nhiên, các chủ sở hữu, người sử dụng tại chung cư cần phải tuân thủ các quy định trong bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Nếu trong nội quy chung cư có quy định về trường hợp không được nuôi chó mèo thì người sống tại những chung cư đó trong trường hợp này sẽ không được nuôi chó mèo.

Người nuôi chó mèo nhưng thả rông trong chung cư bị phạt bao nhiêu tiền?

Người nuôi chó mèo nhưng thả rông trong chung cư bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Người nuôi chó mèo nhưng thả rông trong chung cư bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về trật tự công cộng cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;
b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.
...

Như vậy, theo quy định trên thì người nuôi chó mèo nhưng thả rông trong khu vực công cộng tại chung cư sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Có phải bồi thường khi chó mèo người đó nuôi tấn công gây thiệt hại sức khỏe cho người khác?

Theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Theo đó, nếu chó mèo người đó nuôi tấn công người khác mà xảy ra thiệt hại sức khỏe thì người chủ nuôi chó mèo phải bồi thường thiệt hại cho người bị tấn công cùng với một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu, bao gồm:

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút.

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

- Thiệt hại khác do luật quy định.

Lưu ý: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì do Nhà nước quy định.

Trân trọng!

Quản lý nhà chung cư
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quản lý nhà chung cư
Hỏi đáp Pháp luật
Người nuôi chó mèo nhưng thả rông trong chung cư bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được quyền tự ý quyết định mức giá dịch vụ quản lý nhà chung cư hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Đề xuất thay đổi đơn vị quản lý vận hành chung cư chỉ có 65% thành viên Ban quản trị đồng ý có được thông qua hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Vấn đề quản lý nhà chung cư có được xem là tiêu chí trong việc phân hạng nhà chung cư hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quản lý nhà chung cư
Nguyễn Trần Cao Kỵ
2,666 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào