Ban hành Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023?
Ban hành Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 38/2023/NQ-UBTVQH15 về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
Theo Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị sẽ bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) theo quy trình tại một kỳ họp dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Bên cạnh đó, sẽ phân công cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra, tham gia thẩm tra. Cụ thể như sau:
- Phân công Chính phủ trình;
- Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì thẩm tra;
- Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội tham gia thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Xem chi tiết Nghị quyết 38/2023/NQ-UBTVQH15.
Ban hành Nghị quyết điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023? (Hình từ Internet)
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15 sẽ thông qua những luật nào?
Tại Điều 3 Nghị quyết 50/2022/QH15 tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15 (tháng 10/2023) các cơ quan có thẩm quyền sẽ trình Quốc hội thông qua các luật như sau:
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023
...
2. Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023):
a) Trình Quốc hội thông qua 06 luật:
1. Luật Đất đai (sửa đổi);
2. Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi);
3. Luật Nhà ở (sửa đổi);
4. Luật Tài nguyên nước (sửa đổi);
5. Luật Viễn thông (sửa đổi);
6. Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 02 dự án luật:
1. Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
2. Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Tuy nhiên, tại Khai mạc kỳ họp thứ 6, theo dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thông qua thêm 03 luật khác bao gồm:
- Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
- Luật Căn cước công dân (sửa đổi);
- Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Như vậy, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15 dự kiến sẽ thông qua những luật sau:
- Luật Đất đai (sửa đổi).
- Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
- Luật Nhà ở (sửa đổi).
- Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
- Luật Viễn thông (sửa đổi).
- Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
- Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
- Luật Căn cước công dân (sửa đổi);
- Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Kỳ họp Quốc hội khai mạc vào thời gian nào mỗi năm?
Tại Điều 11 Nội quy kỳ họp Quốc hội được ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định về khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội như sau:
Khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày 20 tháng 5; kỳ họp Quốc hội cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10. Trường hợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ Sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội là ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp Quốc hội vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước quyết định chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
Ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
2. Chủ tịch Quốc hội khai mạc và bế mạc kỳ họp Quốc hội. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp Quốc hội.
3. Tại phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự phiên họp.
Khi bắt đầu phiên khai mạc và kết thúc phiên bế mạc, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.
Như vậy, Kỳ họp Quốc hội khai mạc vào ngày 20 tháng 5 (kỳ họp giữa năm) và ngày 20 tháng 10 (kỳ họp cuối năm).
Nếu 2 ngày trên trùng vào ngày thứ Sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội là ngày làm việc kế tiếp.
Nếu bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp Quốc hội vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?