Thứ tự ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu hỏa mới nhất hiện nay? Vé tàu hợp lệ phải đáp ứng điều kiện gì?

Thứ tự ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu hỏa mới nhất hiện nay? Vé tàu hợp lệ phải đáp ứng điều kiện gì?

Thứ tự ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu hỏa mới nhất hiện nay?

Tại Điều 7 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định về thứ tự ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu tại địa điểm bán vé như sau:

(1) Người có bệnh nặng mà có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi.

(2) Thương binh, bệnh binh.

(3) Người khuyết tật.

(4) Phụ nữ có thai.

(5) Người đi tàu kèm trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi.

(6) Người già từ đủ 60 tuổi trở lên.

(7) Các đối tượng ưu tiên khác do doanh nghiệp quy định.

Thứ tự ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu mới nhất hiện nay? Vé tàu hợp lệ phải đáp ứng điều kiện gì?

Thứ tự ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu hỏa mới nhất hiện nay? Vé tàu hợp lệ phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Vé tàu hỏa hợp lệ phải đáp ứng điều kiện gì?

Tại Điều 4 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định về vé tàu hợp lệ của hành khách như sau:

Vé hành khách
1. Vé hành khách được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Đường sắt. Vé hành khách được phát hành theo hình thức vé cứng và vé điện tử.
2. Vé hành khách hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) phát hành;
b) Đối với vé cứng: Không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin và phải đi đúng chuyến tàu, thời gian ghi trên vé;
c) Đối với vé điện tử: Có bản in, bản chụp thẻ lên tàu theo quy định của doanh nghiệp hoặc có bằng chứng được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, trên đó có đầy đủ các thông tin cá nhân trùng khớp với một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
3. Khi phát hành vé cứng, vé điện tử, doanh nghiệp phải thông báo công khai và hướng dẫn các quy định cho hành khách cách sử dụng vé để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của hành khách.

Như vậy, vé đi tàu hợp lệ phải đáp ứng điều kiện sau:

- Do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt phát hành;

- Đối với vé cứng: Không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin và phải đi đúng chuyến tàu, thời gian ghi trên vé;

- Đối với vé điện tử: Có bản in, bản chụp thẻ lên tàu theo quy định của doanh nghiệp hoặc có bằng chứng được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, trên đó có đầy đủ các thông tin cá nhân trùng khớp với một trong các giấy tờ giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ khác có đầy đủ các thông tin cá nhân được pháp luật công nhận.

Hành khách có quyền trả lại vé, đổi vé tàu hỏa trước giờ tàu chạy không?

Tại Điều 9 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định về trả lại vé đi tàu, đổi vé đi tàu như sau:

Trả lại vé, đổi vé đi tàu
Hành khách có quyền trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy. Doanh nghiệp quy định cụ thể mức khấu trừ tương ứng với thời gian trả lại vé, đổi vé và các nội dung khác có liên quan đến việc trả lại vé, đổi vé của hành khách.

Như vậy, trước giờ tàu chạy thì hành khách vẫn có quyền trả lại vé, đổi vé.

Người đi tàu hỏa phải mua vé bổ sung trong trường hợp nào?

Tại Điều 8 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT có quy định về vé bổ sung như sau:

Vé bổ sung
1. Các trường hợp hành khách, người đi tàu phải mua vé bổ sung:
a) Hành khách muốn đi quá ga đến ghi trên vé;
b) Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao;
c) Người đi tàu không có vé hoặc vé không hợp lệ.
2. Doanh nghiệp bán vé tàu bổ sung cho hành khách, người đi tàu thuộc quy định tại khoản 1 Điều này trên cơ sở khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, không ảnh hưởng đến hành khách khác.
3. Trường hợp doanh nghiệp không thể bán vé bổ sung cho hành khách, người đi tàu do không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này thì giải quyết như sau: Đối với hành khách, người đi tàu quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này phải xuống tàu khi tàu chưa chạy hoặc xuống tàu tại ga gần nhất tàu có đỗ và phải thanh toán các chi phí theo quy định của doanh nghiệp; đối với hành khách quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, tiếp tục sử dụng đúng chỗ ngồi đã ghi trên vé.

Như vậy, người đi tàu phải mua vé bổ sung trong trường hợp:

- Hành khách muốn đi quá ga đến ghi trên vé;

- Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao;

- Người đi tàu không có vé hoặc vé không hợp lệ.

Trân trọng!

Giao thông đường sắt
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông đường sắt
Hỏi đáp Pháp luật
Tuyến đường sắt quốc gia được xem xét tháo dỡ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá vé tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - Ga Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự đề nghị cấp giấy phép xây dựng đường ngang được thực hiện theo các bước nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP HCM vào năm 2035?
Hỏi đáp Pháp luật
Tín hiệu giao thông đường sắt phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2018/BGTVT?
Hỏi đáp Pháp luật
Được phép mang động vật sống khi lên tàu không? Hành lý ký gửi khi đi tàu bị mất, hư hỏng thì được bồi thường như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thứ tự ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu hỏa mới nhất hiện nay? Vé tàu hợp lệ phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Đường ngang là gì? Phân loại và phân cấp đường ngang?
Hỏi đáp Pháp luật
Cục đường sắt Việt Nam sẽ quyết định giá dịch vụ sự nghiệp công trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt từ ngày 01/11/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông đường sắt
Lương Thị Tâm Như
679 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào