Báo cáo tài chính có thể sử dụng 2 loại tiền tệ cùng lúc hay không?
Báo cáo tài chính có thể sử dụng 2 loại tiền tệ cùng lúc hay không?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 200/2014/TT-BTC về đơn vị tiền tệ trong kế toán như sau:
Đơn vị tiền tệ trong kế toán
“Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam cụ thể như:
Chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam
1. Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam khi công bố và nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước.
2. Nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, trình bày thông tin so sánh được thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư này.
3. Khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính những ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính do việc chuyển đổi Báo cáo tài chính từ đồng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.
Thông qua quy định trên, về nguyên tắc đơn vị tiền tệ trong kế toán là Đồng Việt Nam, tuy nhiên trường hợp nếu đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán quy định tại Điều 4 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì được chọn một loại ngoại tệ để ghi vào Báo cáo tài chính.
Ngoài ra, báo cáo tài chính có thể sử dụng 2 loại tiền tệ cùng lúc trong trường hợp công bố và nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ và chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam.
Báo cáo tài chính có thể sử dụng 2 loại tiền tệ cùng lúc hay không? (Hình từ Internet)
Báo cáo tài chính nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 97 Thông tư 200/2014/TT-BTC, Báo cáo tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Ngoài ra, Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
- Tài sản.
- Nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu.
- Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác.
- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.
- Các luồng tiền.
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.
Lập Báo cáo tài chính khi thay đổi kỳ kế toán phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Theo Điều 103 Thông tư 200/2014/TT-BTC, lập Báo cáo tài chính khi thay đổi kỳ kế toán phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:
- Việc thay đổi kỳ kế toán phải tuân thủ theo quy định của Luật Kế toán 2015. Khi thay đổi kỳ kế toán năm, kế toán phải lập riêng Báo cáo tài chính cho giai đoạn giữa 2 kỳ kế toán của năm tài chính cũ và năm tài chính mới.
- Đối với Bảng Cân đối kế toán: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu kế thừa của kỳ kế toán trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số dư đầu kỳ của kỳ kế toán mới và được trình bày trong cột “Số đầu năm”.
- Đối với Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Số liệu kể từ thời điểm thay đổi kỳ kế toán đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên được trình bày trong cột “Kỳ này”. Cột “kỳ trước” trình bày số liệu của 12 tháng trước tương đương với kỳ kế toán năm hiện tại.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Festival hoa đà lạt ở đâu? Festival Hoa Đà Lạt có những hoạt động gì?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?