Chỉ đạo tăng cường quản lý các cuộc thanh tra để kịp thời xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ?
Chỉ đạo tăng cường quản lý các cuộc thanh tra để kịp thời xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ?
Ngày 20/10/2023, Thủ tướng đã có Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2023 về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ.
Nhằm nâng cao trách nhiệm khi thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ, Thủ tướng đã chỉ đạo tăng cường quản lý các cuộc thanh tra để kịp thời xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ cụ thể như sau:
- Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quán triệt và chỉ đạo chặt chẽ công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao theo Luật Thanh tra 2022 và Nghị định 43/2023/NĐ-CP.
- Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch thanh tra phải có nội dung thanh tra hoạt động công vụ.
- Đồng thời, Thủ trưởng các cơ quan thanh tra tăng cường quản lý, chỉ đạo triển khai các cuộc thanh tra hoạt động công vụ theo đúng quy định pháp luật về thanh tra.
- Kịp thời xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ.
Chỉ đạo tăng cường quản lý các cuộc thanh tra để kịp thời xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ? (Hình từ Internet)
Công chức thanh tra có được cấp trang phục khi không phải là thanh tra viên?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Thanh tra 2022 quy định về trang phục, thẻ thanh tra cụ thể như sau:
Trang phục, thẻ thanh tra
1. Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra theo quy định của Chính phủ để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
2. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được cấp trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 73/2015/TTLT-BTC-TTCP quy định về nguyên tắc cấp phát và sử dụng trang phục như sau:
Nguyên tắc cấp phát và sử dụng trang phục
...
2. Thanh tra viên, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan thanh tra nhà nước được cấp trang phục để sử dụng khi thi hành công vụ có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản trang phục theo quy định.
Trường hợp trang phục đã được cấp bị hư hỏng hoặc mất mát do nguyên nhân khách quan thì được cấp bổ sung. Trường hợp trang phục đã được cấp bị hư hỏng hoặc mất mát không do nguyên nhân khách quan thì cá nhân phải tự may sắm đảm bảo yêu cầu trang phục theo quy định để sử dụng khi thi hành công vụ.
...
Cuối cùng, tại Điều 7 Thông tư 02/2015/TT-TTCP quy định về trang phục đối với công chức, viên chức chưa phải là thanh tra viên như sau:
Trang phục đối với công chức, viên chức chưa phải là thanh tra viên
Công chức, viên chức thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước được cấp trang phục như đối với thanh tra viên (trừ mũ kêpi, cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm).
Từ những quy định trên, thanh tra viên sẽ được cấp phát trang phục để đi làm nhiệm vụ.
Ngoài ra, công chức thanh tra không phải là thanh tra viên cũng được cấp trang phục. Tuy nhiên, các công chức thanh tra không phải là thanh tra viên sẽ không được cấp mũ kêpi, cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm.
Công chức trong ngành thanh tra phải có tinh thần và thái độ làm việc như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-TTCP quy định về tinh thần và thái độ làm việc cụ thể như sau:
Tinh thần và thái độ làm việc
1. Tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân; tuân thủ và gương mẫu thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; luôn có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.
2. Luôn có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; có lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái và các hiện tượng tiêu cực khác.
3. Không nhân danh cơ quan, tổ chức, không sử dụng tài sản, trang thiết bị, phương tiện công để làm việc riêng; tích cực xây dựng không gian xanh, sạch, đẹp và môi trường công sở văn minh, thân thiện.
4. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm những việc phải làm và những việc không được làm theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, đối với công chức trong ngành thanh tra phải có tinh thần và thái độ làm việc như sau:
- Tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân.
- Tuân thủ và gương mẫu thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Luôn có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.
- Có lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái và các hiện tượng tiêu cực khác.
- Không nhân danh cơ quan, tổ chức, không sử dụng tài sản, trang thiết bị, phương tiện công để làm việc riêng.
- Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của công chức.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?