Quy định về nhà xưởng đối với cơ sở sản xuất thủy sản khô quy mô doanh nghiệp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-17:2012/BNNPTNT như thế nào?
- Cơ sở sản xuất thủy sản khô theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-17:2012/BNNPTNT được quy định như thế nào?
- Quy định về nhà xưởng đối với cơ sở sản xuất thủy sản khô quy mô doanh nghiệp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-17:2012/BNNPTNT như thế nào?
- Quy định về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thủy sản khô quy mô doanh nghiệp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-17:2012/BNNPTNT như thế nào?
Cơ sở sản xuất thủy sản khô theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-17:2012/BNNPTNT được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Tiểu mục 1.3 Mục 1 quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-17:2012/BNNPTNT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Cơ sở sản xuất thủy sản khô là nơi diễn ra các công đoạn sản xuất để tạo ra ít nhất một trong các dạng sản phẩm sau: thủy sản khô, thủy sản khô tẩm gia vị, thủy sản khô hun khói, thủy sản khô tẩm gia vị ăn liền và thủy sản khô ăn liền từ nguyên liệu thủy sản ban đầu hoặc từ bán thành phẩm đến thành phẩm.
....
Như vậy, cơ sở sản xuất thủy sản khô là nơi diễn ra các công đoạn sản xuất để tạo ra ít nhất một trong các dạng sản phẩm sau:
- Thủy sản khô,
- Thủy sản khô tẩm gia vị,
- Thủy sản khô hun khói,
- Thủy sản khô tẩm gia vị ăn liền và thủy sản khô ăn liền từ nguyên liệu thủy sản ban đầu hoặc từ bán thành phẩm đến thành phẩm.
Quy định về nhà xưởng đối với cơ sở sản xuất thủy sản khô quy mô doanh nghiệp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-17:2012/BNNPTNT như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về nhà xưởng đối với cơ sở sản xuất thủy sản khô quy mô doanh nghiệp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-17:2012/BNNPTNT như thế nào?
Căn cứ quy định Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-17:2012/BNNPTNT quy định về quy định kỹ thuật đối với cơ sở sản xuất thủy sản khô quy mô doanh nghiệp như sau:
Nhà xưởng
2.1.1. Nhà xưởng của cơ sở sản xuất thuỷ sản khô phải có 2 khu vực cách biệt nhau là khu vực ướt và khu vực khô.
2.1.2. Khu vực ướt
a) Khu ướp muối
Khu ướp muối phải đủ rộng, thoáng; nền và tường được làm bằng vật liệu không thấm nước, có độ nghiêng hợp lý, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh; trần và tường có khả năng ngăn chặn được bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại xâm nhập.
b) Khu xử lý nhiệt
Khu vực xử lý nhiệt (luộc, chần, hấp, nướng sấy,...) phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, thoát nhiệt, thoát ẩm và thoát mùi nhanh; nền, trần và tường không thấm nước dễ làm vệ sinh và khử trùng.
2.1.3. Khu vực khô
a) Khu vực trung gian xử lý bán thành phẩm
- Có mặt bằng đủ rộng, thoáng; có tường bao và mái che chắc chắn; có hệ thống làm khô để xử lý sản phẩm khi cần thiết.
- Có hệ thống thông gió tốt để loại trừ được hơi nóng, hơi nước và khí thải.
b) Khu vực phơi và sân phơi
- Có mặt bằng đủ rộng, có tường bao, thoáng gió, không đọng nước, cách xa đường giao thông, không bị ảnh hưởng bởi bụi khói, khí thải hoặc nguồn ô nhiễm khác.
- Mặt sân phơi phải được làm bằng vật liệu bền, cứng, có độ nghiêng hợp lý để dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh.
Như vậy, quy định về nhà xưởng đối với cơ sở sản xuất thủy sản khô quy mô doanh nghiệp được quy định như sau:
- Nhà xưởng của cơ sở sản xuất thuỷ sản khô phải có 2 khu vực cách biệt nhau là khu vực ướt và khu vực khô.
- Đối với khu vực ướt
+ Khu ướp muối
Khu ướp muối phải đủ rộng, thoáng; nền và tường được làm bằng vật liệu không thấm nước, có độ nghiêng hợp lý, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh; trần và tường có khả năng ngăn chặn được bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại xâm nhập.
+ Khu xử lý nhiệt
Khu vực xử lý nhiệt (luộc, chần, hấp, nướng sấy,...) phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, thoát nhiệt, thoát ẩm và thoát mùi nhanh; nền, trần và tường không thấm nước dễ làm vệ sinh và khử trùng.
- Đối với khu vực khô
+ Khu vực trung gian xử lý bán thành phẩm
++ Có mặt bằng đủ rộng, thoáng; có tường bao và mái che chắc chắn; có hệ thống làm khô để xử lý sản phẩm khi cần thiết.
++ Có hệ thống thông gió tốt để loại trừ được hơi nóng, hơi nước và khí thải.
+ Khu vực phơi và sân phơi
++ Có mặt bằng đủ rộng, có tường bao, thoáng gió, không đọng nước, cách xa đường giao thông, không bị ảnh hưởng bởi bụi khói, khí thải hoặc nguồn ô nhiễm khác.
++ Mặt sân phơi phải được làm bằng vật liệu bền, cứng, có độ nghiêng hợp lý để dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh.
Quy định về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thủy sản khô quy mô doanh nghiệp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-17:2012/BNNPTNT như thế nào?
Căn cứ quy định Tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-17:2012/BNNPTNT quy định về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thủy sản khô quy mô doanh nghiệp như sau:
Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
2.6.1. Cơ sở phải xây dựng và áp dụng Chương trình quản lý chất lượng theo quy định nêu tại QCVN 02 - 02: 2009/BNNPTNT Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản – Chương trình đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm theo nguyên tắc HACCP.
2.6.2. Cơ sở phải xây dựng thủ tục truy xuất và thu hồi sản phẩm theo quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT – Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.6.3. Nhân sự kiểm soát chất lượng
a) Cơ sở phải có tối thiểu 3 nhân viên thực hiện kiểm soát chất lượng, ATTP trong quá trình sản xuất, được đào tạo về Chương trình Quản lý chất lượng theo HACCP và thường xuyên cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm.
b) Người phụ trách và các nhân viên kiểm soát chất lượng phải có biết về công nghệ chế biến, kiểm soát chất lượng và đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản.
Như vậy, quy định về quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thủy sản khô quy mô doanh nghiệp được quy định như thế sau:
- Cơ sở phải xây dựng và áp dụng Chương trình quản lý chất lượng theo quy định nêu tại QCVN 02-02:2009/BNNPTNT Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuỷ sản – Chương trình đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm theo nguyên tắc HACCP.
- Cơ sở phải xây dựng thủ tục truy xuất và thu hồi sản phẩm theo quy định tại Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT – Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Nhân sự kiểm soát chất lượng
+ Cơ sở phải có tối thiểu 3 nhân viên thực hiện kiểm soát chất lượng, ATTP trong quá trình sản xuất, được đào tạo về Chương trình Quản lý chất lượng theo HACCP và thường xuyên cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm.
+ Người phụ trách và các nhân viên kiểm soát chất lượng phải có biết về công nghệ chế biến, kiểm soát chất lượng và đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?