Luật chống tham nhũng mới nhất hiện nay là luật nào?
Luật chống tham nhũng mới nhất hiện nay là luật nào?
Hiện nay trong hệ thống pháp luật nước ta, văn bản luật điều chỉnh vấn đề chống tham nhũng đang có hiệu lực thi hành là Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
Ngày 20 tháng 11 năm 2018 Quốc hội đã ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/7/2019, thay thế cho:
- Luật Phòng, chống tham nhũng 2005
- Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2007
- Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012.
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 gồm có 10 chương với 96 điều:
- Chương 1: Những quy định chung
- Chương 2: Phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Chương 3: Phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Chương 4: Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng
- Chương 5: Trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng
- Chương 6: Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước
- Chương 7: Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng
- Chương 8: Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng
- Chương 9: Xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng
- Chương 10: Điều khoản thi hành.
Luật chống tham nhũng mới nhất hiện nay là luật nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ công chức nào phải kê khai tài sản thu nhập và phải kê khai những gì theo luật chống tham nhũng?
Căn cứ theo Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 bị thay thế một số nội dung bởi khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về người có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập như sau:
Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập
1. Cán bộ, công chức.
2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Đồng thời tại Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về tài sản thu nhập phải kê khai như sau:
Tài sản, thu nhập phải kê khai
1. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
2. Chính phủ quy định mẫu bản kê khai và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quy định tại Điều này.
Theo đó, từ ngày 01/7/2019 (ngày Luật có hiệu lực) thì tất cả các cán bộ công chức đều phải thực hiện kê khai tài sản thu nhập theo quy đingh về phòng chống tham nhũng. Những tài sản thu nhập cần kê khai như sau:
- Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
- Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Căn cứ xác định người có chức vụ quyền hạn có xung đột lợi ích theo luật chống tham nhũng?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về các trường hợp xung đột lợi ích như sau:
Người có chức vụ, quyền hạn được xác định là có xung đột lợi ích khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng người đó thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
- Sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác;
- Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu;
- Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;
- Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;
- Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;
- Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?