Nhà ở riêng lẻ khi xây thêm tầng có phải xin giấy phép xây dựng không?
Nhà ở riêng lẻ khi xây thêm tầng có phải xin giấy phép xây dựng không?
Căn cứ theo Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định chung về cấp giấy phép xây dựng như sau:
Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng
...
3. Giấy phép xây dựng gồm:
a) Giấy phép xây dựng mới;
b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
c) Giấy phép di dời công trình;
d) Giấy phép xây dựng có thời hạn.
4. Công trình được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của từng giai đoạn được thẩm định và phê duyệt theo quy định của Luật này.
5. Đối với dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi các công trình có yêu cầu thi công đồng thời, bảo đảm các yêu cầu về điều kiện, thời hạn cấp giấy phép xây dựng và yêu cầu đồng bộ của dự án.
Theo đó, có thể hiểu việc xây thêm tầng cho nhà ở cũng là một trong những hoạt động sửa chữa, cải tạo lại cho ngôi nhà.
Do đó, đối với đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ khi xây dựng thêm tầng mới phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, đối với trường hợp điểm h, i khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 thì được miễn cấp giấy phép xây dựng.
Nhà ở riêng lẻ khi xây thêm tầng có phải xin giấy phép xây dựng không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ khi xây dựng thêm tầng gồm những gì?
Theo Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình cụ thể như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này.
2. Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.
3. Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
4. Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định này.
5. Đối với các công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ khi xây dựng thêm tầng bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục 2 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
- Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở riêng lẻ.
- Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận nhà ở riêng lẻ dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt.
- Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ theo Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Nhà ở riêng lẻ khi xây dựng thêm tầng mà không có giấy phép xây dựng bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về trật tự xây dựng:
Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
...
7. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
...
15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có) với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc công khai giấy phép xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì nhà ở riêng lẻ khi xây dựng thêm tầng mà không có giấy phép xây dựng thì tùy vào từng trường hợp khác nhau mà sẽ có mức phạt tiền, cụ thể:
- Phạt tiền từ 60.000.000 đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.
Đồng thời, buộc phá dỡ nhà ở riêng lẻ khi xây dựng vi phạm.
Lưu ý: Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm mức phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền của tổ chức (theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà ở riêng lẻ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?