Đối tượng nào không phải đăng ký kinh doanh?

Xin hỏi: Đối tượng nào không phải đăng ký kinh doanh?- Câu hỏi của chị Lan (Tp.HCM).

Đối tượng nào không phải đăng ký kinh doanh?

Tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định đối tượng không phải đăng ký kinh doanh bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại như sau:

(1) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

(2) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

(3) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

(4) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

(5) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

(6) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Đối tượng nào không phải đăng ký kinh doanh?

Đối tượng nào không phải đăng ký kinh doanh? (Hình từ Internet)

Cá nhân không được phép đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp nào?

Tại Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh như sau:

Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh
1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Như vậy, cá nhân không được phép đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp:

- Là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

- Là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù;

- Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Đăng ký hộ kinh doanh ở đâu?

Tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định đăng ký hộ kinh doanh như sau:

Đăng ký hộ kinh doanh
1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
...

Như vây, cá nhân có thể đăng ký hộ kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Trân trọng!

Đăng ký kinh doanh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đăng ký kinh doanh
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ ngày 25/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu lệ phí đăng ký kinh doanh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã ngành 4649 là gì? Mã ngành 4649 gồm những hoạt động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã ngành 4722 là gì? Mã ngành 4722 gồm những hoạt động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã ngành 4632 là gì? Mã ngành 4632 gồm những hoạt động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu phòng trọ thì phải đăng ký kinh doanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân làm dịch vụ trông giữ xe có phải đăng ký kinh doanh hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp báo cáo không đầy đủ nội dung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đăng ký kinh doanh
Lương Thị Tâm Như
3,221 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào