Kích thước và dung sai của thảm cách điện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9626:2013 được quy định như thế nào?
- Thảm cách điện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9626:2013 được phân loại như thế nào?
- Thảm cách điện có kết cấu như thế nào?
- Kích thước và dung sai của thảm cách điện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9626:2013 được quy định như thế nào?
- Việc ghi nhãn trên thảm cách điện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9626:2013 phải đảm bảo có những nội dung gì?
- Thảm cách điện có chỗ không đồng đều về vật lý thì có được chấp nhận không?
Thảm cách điện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9626:2013 được phân loại như thế nào?
Tại Tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9626:2013 có quy định về phân loại thảm cách điện như sau:
Các yêu cầu
4.1. Qui định chung
Thảm cách điện được thiết kế và chế tạo để góp phần đảm bảo an toàn cho người sử dụng với điều kiện các thảm này được sử dụng bởi những người có kỹ năng, phù hợp với các phương pháp an toàn lao động và các hướng dẫn sử dụng.
4.2. Phân loại
Thảm cách điện được đề cập trong tiêu chuẩn này phải được phân loại như sau:
- theo cấp điện áp: cấp 0, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4;
- thêm hậu tố “C” vào tên gọi cấp, trong trường hợp thảm cấp C (chịu được nhiệt độ cực thấp).
Hướng dẫn lực chọn cấp (điện xoay chiều hoặc điện một chiều) được nêu trong Phụ lục A.
Hướng dẫn về phạm vi nhiệt độ mà thảm cách điện có thể sử dụng được nêu trong Phụ lục B.
...
Như vậy, thảm cách điện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9626:2013 được phân loại như sau:
- Theo cấp điện áp: cấp 0, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4;
- Thêm hậu tố “C” vào tên gọi cấp, trong trường hợp thảm cấp C (chịu được nhiệt độ cực thấp).
Kích thước và dung sai của thảm cách điện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9626:2013 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thảm cách điện có kết cấu như thế nào?
Tại Tiết 4.3.1 Tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9626:2013 có quy định kết cấu của thảm cách điện như sau:
- Thảm cách điện phải được làm bằng chất đàn hồi.
Cả hai mặt của thảm cách điện phải chống trượt. Có thể chống trượt bằng bề mặt có gờ gấp nếp hoặc thiết kế quả trám.
Vật chèn vào bất kỳ không được có ảnh hưởng bất lợi đến các đặc tính điện môi của thảm cách điện.
Kích thước và dung sai của thảm cách điện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9626:2013 được quy định như thế nào?
Tại Tiết 4.3.3 Tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9626:2013 có quy định kích thước và dung sai của thảm cách điện như sau:
- Chiều dài và chiều rộng
Chiều dài và chiều rộng của thảm cách điện không được nhỏ hơn 600 mm.
Nhà chế tạo phải cung cấp thông tin về chiều dài và chiều rộng của thảm. Ở mỗi thảm, các kích thước này phải nằm trong phạm vi dung sai ± 2% kích thước công bố.
Chiều dài và chiều rộng phổ biến của thảm cách điện:
- Chiều dày
Chiều dày lớn nhất
Chiều dày tối đa của thảm phải như cho trong Bảng dưới đây để có độ mềm dẻo thích hợp:
Khi có các gờ gấp nếp hoặc quả trám, các phép đo phải được thực hiện bên trên các nếp gấp và quả trám đó. Nếp gấp không được dày quá 3 mm. Quả trám không cao quá 2 mm.
Việc ghi nhãn trên thảm cách điện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9626:2013 phải đảm bảo có những nội dung gì?
Tại Tiểu mục 4.6 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9626:2013 có quy định việc ghi nhãn trên thảm cách điện phải đảm bảo có những nội dung sau:
- Tên, thương hiệu hoặc thông tin nhận biết của nhà chế tạo;
- Ký hiệu IEC 60417-5216 (2002-10) – Thích hợp để làm việc có điện; tam giác kép;
- Số hiệu tiêu chuẩn TCVN hoặc IEC liên quan, đặt sát với ký hiệu này (TCVN 9626 hoặc IEC 61111);
- Tháng và năm chế tạo;
- Phân loại, nếu thuộc đối tượng áp dụng;
- Nhận biết cấp điện áp.
Trong trường hợp thảm ở dạng cuộn, các hạng mục ghi nhãn này tối thiểu phải xuất hiện trên mỗi mét thảm.
Bất kỳ hạng mục ghi nhãn bổ sung nào đều phải được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và khách hàng.
Nhãn phải rõ ràng, bền và không được làm suy giảm chất lượng của thảm cách điện.
Khi sử dụng mã màu, màu sắc của ký hiệu (tam giác kép) phải tương ứng với các mã dưới đây:
Cấp 0 – màu đỏ
Cấp 1 – màu trắng
Cấp 2 – màu vàng
Cấp 3 – màu xanh lá
Cấp 4 – màu cam
Thảm cách điện có chỗ không đồng đều về vật lý thì có được chấp nhận không?
Tại Tiết mục 4.3.4 Tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9626:2013 có quy định về chất lượng gia công và hoàn thiện bề mặt của thảm cách điện như sau:
4.3. Yêu cầu vật lý
4.3.4. Chất lượng gia công và hoàn thiện bề mặt
Thảm cách điện không được có các chỗ không đồng nhất về vật lý có hại trên cả hai mặt mà có thể phát hiện được bằng thử nghiệm và/hoặc xem xét kỹ.
Không chấp nhận các chỗ không đồng đều về vật lý nguy hại được xác định là đặc trưng bất kỳ phá vỡ biên dạng bề mặt trơn, đồng nhất, ví dụ như các lỗ châm kim, vết nứt, vết phồng, vết cắt, vật ngoại lai dẫn điện bị dính vào, nếp nhăn, dầu bị kẹp, chân không (bọt khí), các gợn và dấu khuôn gồ lên.
Có thể chấp nhận các chỗ không đồng đều về vật lý không nguy hại trên cả hai bề mặt thảm do sự không hoàn hảo của các mẫu hoặc khuôn đúc hoặc do sự không hoàn hảo cố hữu của quá trình sản xuất. Các chỗ không đồng đều này xuất hiện dưới dạng dấu khuôn trông giống các vết cắt, mặc dù thực ra chúng là gờ nhô lên của chất đàn hồi, vết lõm hoặc vết phồng.
Như vậy, thảm cách điện có chỗ không đồng đều về vật lý thì:
- Nếu chỗ không đồng đều về vật lý nguy hại được xác định là đặc trưng bất kỳ phá vỡ biên dạng bề mặt trơn, đồng nhất thì không chấp nhận;
- Nếu chỗ không đồng đều về vật lý không nguy hại trên cả hai bề mặt thảm do sự không hoàn hảo của các mẫu hoặc khuôn đúc hoặc do sự không hoàn hảo cố hữu của quá trình sản xuất thì có thể chấp nhận.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?