Báo tin cháy giả đến công an bị phạt thế nào?

Cho hỏi: Báo tin cháy giả đến công an bị phạt thế nào? Câu hỏi của anh Hải (Hòa Bình)

Báo tin cháy giả đến công an bị phạt thế nào?

Đối với người lao động, tổ chức căn cứ theo Điều 42 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về thông tin báo tin cháy, sự cố, tai nạn cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không có phương tiện, thiết bị phát hiệu lệnh hoặc thông tin báo cháy theo quy định của pháp luật;
b) Không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy bị hỏng hoặc mất tác dụng.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không báo cháy, sự cố, tai nạn hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn;
b) Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả.

Theo đó, đối với người có hành vi báo tin cháy giả đến công an sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm này là mức phạt được áp dụng của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Báo tin cháy giả đến công an bị phạt thế nào?

Báo tin cháy giả đến công an bị phạt thế nào? (Hình từ Internet)

Vi phạm an toàn về phòng cháy chữa cháy để xảy ra cháy nổ gây thiệt hại bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về hành vi vi phạm an toàn về phòng cháy chữa cháy để xảy ra cháy nổ gây thiệt hại thì tùy vào mức độ mà sẽ có mức phạt khác nhau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng: gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng: gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng: gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;

+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;

+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi sau đây:

- Vi phạm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm trên là của cá nhân. Đối với tổ chức mức phạt gấp hai lần mức phạt cá nhân (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?

Căn cứ theo Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy như sau:

Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, theo quy định trên thì người có hành vi vi phạm về phòng cháy chữa cháy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại cho người khác, cụ thể:

- Làm chết người;

- Gây thương tích tổn thương cơ thể 61% trở lên.

- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.

Tùy vào từng trường hợp mã sẽ có khung hình phạt tù khác nhau, Dựa vào tình tiết, mức độ thiệt hại đối với tài sản, sức khỏe và tính mạng thì Tòa án sẽ ra mức phạt cuối cùng.

Tuy nhiên, mức phạt tù cao nhất đối với tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 12 năm tù.

Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 50.000.000 đồng. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Trân trọng!

Phòng cháy chữa cháy
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng cháy chữa cháy
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 24/8/2024, khu dân cư phải được tổ chức thực tập PCCC ít nhất 1 lần/năm?
Chủ nhà trọ khóa chặn cửa thoát nạn trong phòng cháy chữa cháy bị bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà trọ cần đáp ứng những điều kiện gì về phòng cháy chữa cháy?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thời hạn thực tập phương án chữa cháy từ ngày 24/8/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời lượng bồi dưỡng pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tối đa bao nhiêu tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương án phòng cháy chữa cháy rừng được quy định như thế nào? Có mấy cấp dự báo cháy rừng?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chủ chung cư mini, chủ trọ phải thực hiện các giải pháp tăng cường về phòng cháy chữa cháy trước 30/3/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương châm 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy rừng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Số điện thoại của Phòng cháy chữa cháy là số mấy? Báo tin giả, gọi điện quấy nhiễu cho Phòng cháy chữa cháy bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu, nộp từ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng cháy chữa cháy
Nguyễn Trần Cao Kỵ
269 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phòng cháy chữa cháy
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào