Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội?
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội?
Trong thời gian vừa qua một số cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã tổ chức các Hội nghị tổng kết thực hiện Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân.
Trong đó, tại hội nghị, các cơ quan đơn vị ý kiến đề xuất về việc tăng độ tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội nhằm bảo đảm tốt quyền lợi bảo hiểm khi nghỉ hưu và phù hợp với chính sách thu hút, sử dụng nguồn cán bộ có kinh nghiệm công tác cho quân đội.
Hiện tại, nội dung đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội vẫn chưa được thông báo chính thức thông qua các văn bản được công báo của cơ quan nhà nước.
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội? (Hình từ Internet)
Sĩ quan quân đội nghỉ hưu cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan như sau:
Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan
Sĩ quan được nghỉ hưu khi:
1. Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước;
2. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này, quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu
....
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
c) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, thông qua các quy định trên thì sĩ quan quân đội nghỉ hưu cần đáp ứng điều kiện như sau:
[1] Có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
[2] Thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, Luật Công an nhân dân 2018, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 có quy định khác
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
- Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu đối với trường hợp bị suy giảm lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.
- Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ngoài nghỉ hưu thì sĩ quan quân đội được thôi phục vụ tại ngũ khi nào?
Theo quy định tai Điều 35 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008, ngoài nghỉ hưu thì sĩ quan quân đội được thôi phục vụ tại ngũ khi thuộc các trường hợp như sau:
- Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định. Cụ thể như hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46.
Thiếu tá: nam 48, nữ 48.
Trung tá: nam 51, nữ 51.
Thượng tá: nam 54, nữ 54.
Đại tá: nam 57, nữ 55.
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
- Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.
Trân trọng!
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008
- Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015
- Luật Công an nhân dân 2018
- Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- Bộ luật Lao động 2019
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- tuổi nghỉ hưu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho cơ quan quản lý nhà nước bị xử phạt như thế nào?
- 19 tính năng cơ bản của Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2027?
- 28 tháng 11 là ngày gì? 28 11 là thứ mấy? Ngày 28 11 dương lịch là bao nhiêu âm lịch 2024?
- Đặt thiết bị báo động trong phòng vũ trường mà không phải thiết bị báo cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?