Thủ tục giao nhận, bảo quản thuốc nổ TNT theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 15: 2012/BCT?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 15: 2012/BCT về dự trữ nhà nước đối với vật liệu nổ công nghiệp - thuốc nổ Trinitrotoluen (TNT)?
Quy chuẩn quốc gia QCVN 15: 2012/BCT được ban hành kèm theo Thông tư 86/2012/TT-BTC về dự trữ nhà nước đối với vật liệu nổ công nghiệp - thuốc nổ Trinitrotoluen (TNT)
Quy chuẩn quốc gia QCVN 15: 2012/BCT quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, vận chuyển, thủ tục giao nhận, bảo quản, lưu trữ, đảo chuyển và công tác quản lý đối với thuốc nổ TNT để nhập, xuất kho dự trữ nhà nước, áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến dự trữ nhà nước với thuốc nổ TNT.
Theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 15: 2012/BCT thì:
- TNT là thuốc nổ có công thức phân tử: C6H2(NO2)3CH3, danh pháp hóa học trinitrotoluen, ký hiệu/viết tắt là TNT.
- Lô thuốc nổ TNT là số lượng thuốc nổ TNT có cùng ký hiệu, chủng loại, cùng các thông số kỹ thuật, được sản xuất từ cùng nguyên liệu, theo cùng một phương pháp, trong khoảng thời gian nhất định, được kiểm tra giao nhận cùng một lúc. Mỗi lô thuốc nổ TNT giao nhận không lớn hơn 200 tấn.
Thủ tục giao nhận, bảo quản thuốc nổ TNT theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 15: 2012/BCT? (Hình từ Internet)
Vận chuyển và quy trình kiểm tra khi nhập kho thuốc nổ TNT theo Quy chuẩn kỹ thuật như thế nào?
Theo Tiểu mục 4.1, 4.2 Mục 4 Quy chuẩn quốc gia QCVN 15: 2012/BCT về vận chuyển và quy trình kiểm tra khi nhập kho thuốc nổ TNT như sau:
Vận chuyển
Vận chuyển thuốc nổ TNT dự trữ nhà nước theo QCVN 02:2008/BCT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN.
Quy trình kiểm tra khi nhập kho
[1] Hồ sơ khi nhập kho
Thuốc nổ TNT đưa vào để dự trữ nhà nước phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có các thông số kỹ thuật cơ bản đạt theo tại bảng 1 của Quy chuẩn này. Mỗi lô hàng khi đưa vào dự trữ phải có đủ các dữ liệu sau:
- Tên gọi của VLNCN, ký mã hiệu, quy cách;
- Xuất xứ (hoặc nơi) sản xuất;
- Ngày tháng sản xuất;
- Thời hạn đảm bảo;
- Phiếu kiểm tra thử nghiệm chất lượng (do phòng thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp được nhà nước chỉ định thực hiện) có các thông số kỹ thuật cơ bản đạt theo sau:
[2] Kiểm tra thuốc nổ TNT khi giao nhận
- Kiểm tra số lượng
Số lượng thuốc nổ TNT trong mỗi lô hàng phải đúng với số lượng thuốc nổ TNT nhận về kho (theo phiếu vận chuyển, hóa đơn, lệnh nhập kho hoặc giấy chứng nhận nhập khẩu).
- Kiểm tra chất lượng, bao gói
Thuốc nổ TNT nhập kho phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng.
Thuốc nổ TNT được bảo quản bao gói bằng túi PE có lót lượt giấy kraft và bao PP bên ngoài: đảm bảo kín để tránh ẩm ướt, chắc chắn và bền trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng.
Bao thuốc nổ TNT để nhập kho hàng dự trữ nhà nước phải đảm bảo còn nguyên bao gói, nhãn hiệu hàng hóa, không rách vỡ. Với những bao bì không đảm bảo phải bảo quản lại mới được đưa vào dự trữ.
- Thời gian từ khi sản xuất thuốc nổ TNT đến khi nhập kho dự trữ nhà nước: không lớn hơn 6 tháng.
Yêu cầu về bảo quản đối với thuốc nổ TNT quy định như thế nào?
Theo Tiểu mục 4.3 Mục 4 Quy chuẩn quốc gia QCVN 15: 2012/BCT về bảo quản thuốc nổ TNT như sau:
Sắp xếp bảo quản thuốc nổ TNT trong kho
Tuỳ từng diện tích sàn kho, bao bì bảo quản của nhà sản xuất và cách sắp xếp trong kho để sắp xếp bảo quản thuốc nổ TNT cho phù hợp nhưng phải đảm bảo như sau:
- Bao thuốc nổ TNT được xếp thành các chồng trên bục kê trong các nhà kho, bục kê phải cao ít nhất 0,2m so với sàn kho.
- Các chồng bao được xếp liền nhau thành một khối, các khối xếp cao không quá 1,8 m so với sàn kho, rộng không quá 2m, dài không quá 5 m.
- Giữa các khối bao phải để lối đi rộng ít nhất 1,3m, cách tường nhà kho ít nhất 0,2m.
- Các chồng, các hàng bao thuốc nổ TNT phải được sắp xếp ngay ngắn, chắc chắn, dễ quan sát, dễ kiểm đếm.
Khối lượng thuốc nổ TNT bảo quản trong mỗi nhà kho không vượt quá trữ lượng cho phép đối với mỗi nhà kho cố định được quy định tại QCVN 02:2008/BCT.
Thẻ kho
Mỗi bao thuốc nổ TNT hàng xếp trong kho có đính một nhãn và tối thiểu phải có các nội dung sau:
- Tên gọi của VLNCN, ký mã hiệu, quy cách:
- Xuất xứ (hoặc nơi) sản xuất;
- Ngày sản xuất;
- Số lượng;
- Chất lượng;
- Ngày nhập kho.
Đảo chuyển và bảo quản định kỳ
[1] Kiểm tra hàng ngày
- Thủ kho vào ngày làm việc phải mở cửa kiểm tra tình trạng kho và bao bì trong kho. Vệ sinh trong và ngoài kho.
- Khi nhiệt độ môi trường trong kho lớn hơn 350C phải mở cửa sổ, cửa chính làm thông thoáng khí trong kho.
[2] Kiểm tra định kỳ và đảo chuyển
- Mỗi tháng phải kiểm tra một lần bằng cảm quan diễn biến và tình trạng bục kê, sắp xếp, chất lượng bao thuốc nổ TNT và công tác bảo quản.
- Định kỳ cứ 3 tháng phải đảo chuyển bao thuốc nổ TNT trong kho, việc đảo chuyển như sau: chuyển các bao từ vị trí này sang vị trí khác: Trên xuống dưới, dưới lên trên, cạnh vào giữa, giữa ra cạnh.... Đồng thời việc đảo chuyển để kiểm tra xem xét được cụ thể tình hình phẩm chất của từng bao thuốc nổ TNT.
[3] Kiểm tra bất thường
Kiểm tra tình hình chất lượng, công tác bảo quản khi có sự cố xảy ra hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?