GDP là gì? Thời điểm công bố phổ biến số liệu GDP quy định như thế nào?
GDP là gì? Các phương pháp tính GDP là gì?
GDP là thuật ngữ rất dễ dàng bắt gặp trên các trang báo, tuy nhiên GDP là gì thì vẫn chưa có nhiều người biết đến.
Để hiểu GDP là gì, có thể tham khảo nội dung sau:
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm trong nước, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của gross domestic product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Các phương pháp tính GDP hiện nay:
[1] Phương pháp chi tiêu
Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.
[2] Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí
Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội.
[3] Phương pháp giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA), giá trị tăng thêm của một ngành (GO), giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP
VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp - Giá trị đầu vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất
GDP là gì? Thời điểm công bố phổ biến số liệu GDP quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm công bố phổ biến số liệu GDP quy định như thế nào?
Theo Điều 12 Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định về công bố, phổ biến số liệu chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Số liệu GDP được công bố như sau:
- Số liệu ước tính quý 1: Ngày 29 tháng 3 hằng năm;
- Số liệu ước tính quý 2 và 6 tháng; sơ bộ quý 1: Ngày 29 tháng 6 hằng năm;
- Số liệu ước tính quý 3 và 9 tháng; sơ bộ quý 2 và 6 tháng: Ngày 29 tháng 9 hằng năm;
- Số liệu ước tính quý 4 và cả năm; sơ bộ quý 3 và 9 tháng: Ngày 29 tháng 12 hằng năm;
- Số liệu sơ bộ quý 4 và cả năm: Ngày 29 tháng 3 năm kế tiếp;
- Số liệu chính thức cả năm và theo quý của năm báo cáo: Ngày 29 tháng 9 của năm thứ hai kế tiếp sau năm báo cáo.
Mục tiêu mức trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP giai đoạn đến 2025?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Nghị quyết 23/2021/QH15 quy định về mục tiêu cụ thể về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn 2021-2025 như sau:
Bảo đảm an toàn nợ công với các mục tiêu:
- Trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP; ngưỡng cảnh báo là 55% GDP;
- Trần nợ Chính phủ hằng năm không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP;
- Trần nợ nước ngoài của quốc gia hằng năm không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP;
- Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản cho vay lại) không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước;
- Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn dưới 12 tháng) không quá 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Ngoài ra còn có các mục tiêu:
- Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 8,3 triệu tỷ đồng; tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 13 - 14% GDP; tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 85-86% tổng thu ngân sách nhà nước.
- Tổng chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 10,26 triệu tỷ đồng, trong đó tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 28%, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62-63% tổng chi ngân sách nhà nước. Trong tổ chức thực hiện, phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 29%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%.
Tổng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước khoảng 2,87 triệu tỷ đồng, trong đó chi từ nguồn vốn ngoài nước khoảng 300 nghìn tỷ đồng, chi từ nguồn cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước khoảng 248 nghìn tỷ đồng.
- Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 3,7% GDP, trong đó bội chi ngân sách trung ương bình quân 3,4% GDP, bội chi ngân sách địa phương bình quân 0,3% GDP; trong tổ chức thực hiện, phấn đấu giảm xuống dưới 3,7% GDP.
- Tổng mức vay trong giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 3,068 triệu tỷ đồng, trong đó mức vay của ngân sách trung ương khoảng 2,9 triệu tỷ đồng; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 1,7 triệu tỷ đồng; tổng mức vay của ngân sách địa phương khoảng 148 nghìn tỷ đồng, mức vay của từng địa phương trong phạm vi giới hạn nợ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương khoảng 35,3 nghìn tỷ đồng.
- Hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong giai đoạn 2021 - 2025:
+ Tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ năm sau không vượt quá tốc độ tăng GDP danh nghĩa của năm trước, riêng hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm;
+ Hạn mức rút vốn ròng các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh cả giai đoạn không quá 76,5 nghìn tỷ đồng và hạn mức rút vốn các khoản Chính phủ vay về cho vay lại không quá 222 nghìn tỷ đồng.
Trân trọng!
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/DTT/31122024/du-phong-ngan-sach.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/LNMT/Th%C3%A1ng%2012%202024/241226/ns_nn.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/22112024/ky-ke-toan%20(3).jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTK/thang-11/14112024/bao-cao-thu-noi-dia-thang.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTK/thang-11/14112024/bao-cao-thu-noi-dia.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/TTTT/241019/nsnn.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/TTTT/241015/sx-cong-dong.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/TTTT/241010/tra-kinh-phi.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/DTT/20092024/vp-dang-ky-dat-dai.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/TTTT/240920/nop-thue.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Ngày 25 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Được sử dụng người lao động làm thêm giờ vào ngày 25 tháng 2 âm lịch tối đa bao nhiêu tiếng?
- Lịch Dương Tháng 3 2025 chi tiết, chính xác nhất? Xem Lịch vạn niên Tháng 3 2025 âm và dương?
- Phương thức xét tuyển TDTU 2025?
- Bài viết kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 hay, ngắn gọn 2025?
- Mẫu thư UPU đại dương lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 9 hay nhất?