Số lượng người lao động được tham gia đối thoại tại nơi làm việc là bao nhiêu?
Số lượng người lao động được tham gia đối thoại tại nơi làm việc là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về số lượng người lao động được tham gia đối thoại tại nơi làm việc được xác định cụ thể như sau:
Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:
- Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động;
- Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động;
- Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động;
- Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động;
- Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
- Ít nhất 24 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.
Số lượng người lao động được tham gia đối thoại tại nơi làm việc là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Một số nội dung mà các bên có thể lựa chọn để tiến hành đối thoại tại nơi làm việc là gì?
Theo Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định cụ thể nội dung đối thoại tại nơi làm việc như sau:
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Theo đó, một số nội dung mà các bên có thể lựa chọn để tiến hành đối thoại tại nơi làm việc như sau:
Ngoài nội dung đối thoại bắt buộc tại điểm c khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019, các bên có thể lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
- Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
- Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.
- Điều kiện làm việc.
- Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động.
- Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động.
- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Người lao động muốn yêu cầu tổ chức đối thoại tại nơi làm việc phải có sự đồng ý từ bao nhiêu thành viên đại diện?
Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên cụ thể như sau:
Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
1. Việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại của bên đề nghị đối thoại bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đối với bên người sử dụng lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
b) Đối với bên người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại quy định tại khoản 1 Điều này, bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động và đại diện đối thoại bên người lao động có trách nhiệm phối hợp, tiến hành tổ chức đối thoại.
3. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.
4. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động muốn yêu cầu tổ chức đối thoại tại nơi làm việc phải có sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?