Mẫu Bản chính phương án khai thác tận thu gỗ như thế nào?
- Mẫu Bản chính phương án khai thác tận thu gỗ như thế nào?
- Tận thu lâm sản từ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định về hồ sơ lâm sản bị xử phạt như thế nào?
- Hồ sơ khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên gồm những gì?
- Hồ sơ nguồn gốc lâm sản sau khai thác đối với gỗ khai thác từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu gồm những gì?
Mẫu Bản chính phương án khai thác tận thu gỗ như thế nào?
Dưới đây là mẫu Bản chính phương án khai thác tận thu gỗ.
Tải về mẫu Bản chính phương án khai thác tận thu gỗ.
Tận thu lâm sản từ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định về hồ sơ lâm sản bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 11 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục khai thác lâm sản có nguồn gốc hợp pháp như sau:
Vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục khai thác lâm sản có nguồn gốc hợp pháp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng do nhà nước đại diện chủ sở hữu có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ về hồ sơ lâm sản hoặc trình tự, thủ tục khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản từ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định về hồ sơ lâm sản hoặc trình tự, thủ tục về khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hành vi tận thu lâm sản từ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định về hồ sơ lâm sản có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định ở trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm (khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP).
Mẫu Bản chính phương án khai thác tận thu gỗ như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 8 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên như sau:
Khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên
1. Hồ sơ:
a) Khai thác trong phạm vi giải phóng mặt bằng: Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; bản sao Phương án khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên được phê duyệt;
b) Khai thác trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác: Bản sao quyết định phê duyệt dự án lâm sinh hoặc bản sao tài liệu chứng minh việc thực hiện các biện pháp lâm sinh; bản sao Phương án khai thác tận dụng gỗ loài thông thường rừng tự nhiên được phê duyệt.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khai thác, chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và bản chính Bảng kê lâm sản gửi Cơ quan Kiểm lâm sở tại để xác nhận theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Như vậy, hồ sơ khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên gồm có:
- Khai thác trong phạm vi giải phóng mặt bằng:
+ Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
+ Bản sao Phương án khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên được phê duyệt;
- Khai thác trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác:
+ Bản sao quyết định phê duyệt dự án lâm sinh hoặc bản sao tài liệu chứng minh việc thực hiện các biện pháp lâm sinh;
+ Bản sao Phương án khai thác tận dụng gỗ loài thông thường rừng tự nhiên được phê duyệt.
Hồ sơ nguồn gốc lâm sản sau khai thác đối với gỗ khai thác từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 15 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định về hồ sơ nguồn gốc lâm sản sau khai thác như sau:
Hồ sơ nguồn gốc lâm sản sau khai thác
1. Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên: Bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
2. Gỗ khai thác từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu; rừng trồng phòng hộ do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư:
a) Bản chính Bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập; bản sao Phương án khai thác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với trường hợp chủ lâm sản đề nghị xác nhận theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
....
Như vậy, hồ sơ nguồn gốc lâm sản sau khai thác đối với gỗ khai thác từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu gồm có:
- Bản chính Bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập;
- Bản sao Phương án khai thác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với trường hợp chủ lâm sản đề nghị xác nhận theo quy định.
Trân trọng!

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày 2 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy? 2 tháng 3 năm 2025 là ngày mấy âm?
- Mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ rồi cho thuê lại có được xem là kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?
- Quy định về phân loại chứng thư chữ ký điện tử từ 10/04/2025?
- Kinh doanh thức ăn đường phố bị xử phạt an toàn thực phẩm nếu vi phạm những lỗi gì?
- UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng không?