Điều kiện bán lẻ rượu là gì? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu gồm có những gì?
Điều kiện bán lẻ rượu là gì?
Tại Điều 13 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 16, khoản 5 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên như sau:
- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
Điều kiện bán lẻ rượu là gì? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu gồm có những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu gồm có những gì?
Tại Điều 23 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 16, khoản 9 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu có độ cồn từ 5, 5 độ trở lên gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01.
Xem chi tiết mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP tại đây.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
- Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
Ai có thẩm quyền cấp giấy phép bán lẻ rượu?
Tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 16, khoản 18 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền cấp giấy phép như sau:
Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép
1. Thẩm quyền cấp giấy phép:
a) Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu;
b) Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn;
d) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.
....
Như vậy, Giấy phép bán lẻ rượu sẽ do Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp phép.
Thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu được thực hiện như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4, khoản 18 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP có quy định về thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu được thực hiện như sau:
Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép
...
2. Thủ tục cấp giấy phép:
a) Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
c) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Như vậy, thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
Hình thức gửi: trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng)
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân.
Nếu từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?
- Ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo Thông tư 08/2024/TT-BTNMT?
- Có được yêu cầu cam kết thời gian làm việc nếu ký hợp đồng đào tạo nghề không?
- Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12367:2018?
- Quy định về giáo viên dạy thực hành lái xe hiện nay?