Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12367:2018?
- Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12367:2018?
- Yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy được quy định như thế nào?
- Thử chống hóa chất theo phương pháp thử nghiệm phá hủy đối với phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy ra làm sao?
Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12367:2018?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12367:2018 quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử Ủng chữa cháy dùng trong công tác chữa cháy.
Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12367:2018 quy định về Phân loại, thiết kế, cấp ứng dụng Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy như sau:
(1) Phân loại
Ủng chữa cháy được phân loại theo bảng 1
Bảng 1 - Phân loại Ủng chữa cháy
Phân Loại | Diễn giải |
Loại 1 | Ủng được sản xuất từ da và các loại vật liệu khác, trừ các loại Ủng làm hoàn toàn từ cao su hoặc từ polyme. |
Loại 2 | Ủng làm toàn bộ từ cao su (nghĩa là được lưu hóa toàn bộ) hoặc toàn bộ từ polyme (nghĩa là được đúc khuôn toàn bộ). |
(2) Thiết kế
Ủng chữa cháy phải phù hợp với thiết kế từ mẫu C đến mẫu E được đưa ra trong hình 1
Hình 1- Thiết kế của Ủng
CHÚ DẪN:
1 là độ thay đổi chiều cao của mũ Ủng chữa cháy để phù hợp với người sử dụng
A Giày thấp cổ B Giày cao cổ D Ủng cao cổ
C Ủng thấp cổ E Ủng cao tới đùi
CHÚ THÍCH: Mẫu E là Ủng cao cổ (mẫu D) được nối thêm vật liệu mỏng chống thấm được nối dài và có thể cắt để nối thêm vào Ủng cho người sử dụng.
(3) Cấp ứng dụng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12367:2018 đề cập tới hai cấp ứng dụng là A1 và A2. Mặc dù có nhiều điểm chung giữa hai cấp ứng dụng nhưng vẫn có những điểm khác nhau. Các yêu cầu về nhiệt độ cho mỗi cấp ứng dụng là khác nhau.
Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12367:2018? (Hình từ Internet)
Yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12367:2018 quy định về yêu cầu kỹ thuật phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy như sau:
(1) Các yêu cầu
Ủng chữa cháy phải tuân theo các yêu cầu cụ thể được nêu trong bảng 2
Bảng 2 - Yêu cầu chung
Bảng 3 - Yêu cầu cơ bản cho đế trong và/hoặc lót mặt
(2) Yêu cầu cơ học
- Độ bền va đập
Khi Ủng chữa cháy được thử theo phương pháp quy định tại điều 5.4 của TCVN 7651:2007 (ISO 20344:2004), với năng lượng va đập nhỏ nhất là 200 J ± 4 J, khoảng hở dưới pho mũi tại thời điểm va đập phải phù hợp với yêu cầu trong bảng 4. Thêm vào đó, pho mũi phải không có bất kỳ vết nứt nào theo trục thử xuyên qua vật liệu, nghĩa là qua đó ánh sáng có thể nhìn thấy được.
Bảng 4 - Khoảng hở tối thiểu dưới pho mũi khi va đập
- Độ bền nén
Khi Ủng chữa cháy được thử theo phương pháp quy định tại điều 5.5 của TCVN 7651:2007 (ISO 20344: 2004), khoảng hở dưới pho mũi với lực chịu nén là 15 kN ± 0,1 kN phải phù hợp với các giá trị đưa ra trong bảng 4.
- Đặc tính kéo
Khi xác định theo TCVN 7651:2007 (ISO 20344:2004), điều 6.4, bảng 7, đặc tính kéo của mũ Ủng chữa cháy phải phù hợp với các giá trị đưa ra bảng 5.
Bảng 5 - Đặc tính kéo
Loại vật liệu | Độ bền kéo N/mm2 | Lực kéo đứt N | Modun giãn dài 100% N/mm2 | Giãn dài khi đứt % |
Da váng | Tối thiểu 15 | - | - | - |
Cao su | - | Tối thiểu 180 | - | - |
Polyme | - | - | 1,3 đến 4,6 | Tối thiểu 250 |
- Độ bền chống đâm xuyên
Khi Ủng chữa cháy được thử theo điều 6.4 của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12367:2018, lực cần để đâm xuyên qua đế phải không được nhỏ hơn 1100 N.
(3) Yêu cầu cách nhiệt và chống nóng
Khi được thử với phương pháp phù hợp được mô tả tại điều 6.5 của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12367:2018, Ủng chữa cháy phải đạt được các yêu cầu tương ứng của các cấp ứng dụng cho trong bảng 6 và bảng 7.
Bảng 6 - Cách nhiệt chống nóng: Các yêu cầu đối với nhiệt độ bên trong của Ủng chữa cháy
Bảng 7 - Cách nhiệt chống nóng: Các yêu cầu đối với sự phá hủy
(4) Độ bền ăn mòn
- Độ bền ăn mòn của pho mũi bằng kim loại
Khi Ủng chữa cháy loại II được thử và đánh giá theo điều 5.6.1 của TCVN 7651:2007 (ISO 20344: 2004), pho mũi bằng kim loại phải không được có nhiều hơn năm chỗ bị ăn mòn, và không chỗ nào có diện tích lớn hơn 2,5 mm2.
Khi pho mũi bằng kim loại được sử dụng trong Ủng chữa cháy loại 1 được thử và đánh giá theo điều 5.6.2 của TCVN 7651:2007 (ISO 20344:2004), nó phải không được có nhiều hơn năm vùng bị ăn mòn, và không vùng nào có diện tích vượt quá 2,5 mm2.
- Độ bền ăn mòn của lót chống đâm xuyên bằng kim loại
Khi Ủng chữa cháy làm hoàn toàn bằng cao su được thử theo điều 5.6.1 của TCVN 7651:2007 (ISO 20344:2004), lót chống đâm xuyên bằng kim loại không được có nhiều hơn năm chỗ bị ăn mòn, và diện tích mỗi chỗ không được lớn hơn 2,5 mm2. Khi lót chống đâm xuyên bằng kim loại của tất cả các loại Ủng chữa cháy khác được thử theo phương pháp mô tả trong TCVN 7651:2007 (ISO 20344:2004), điều 5.6.3 thì nó không được có nhiều hơn năm chỗ bị ăn mòn, và diện tích mỗi chỗ không được lớn hơn 2,5 mm2.
(5) Đặc tính điện
- Cách điện
Ủng chữa cháy cách điện phải đáp ứng tất cả các yêu cầu được quy định tại điều 6.2.2.3 của TCVN 7652:2007 (ISO 20345:2004).
Điện áp hiệu dụng thử phải là 5 kV đối với thử nghiệm kiểm chứng và phải là 10 kV đối với các thử nghiệm điện áp làm việc tối đa cho phép.(Điều này liên quan đến điện trở loại 0).
- Chống tĩnh điện
Ủng chữa cháy chống tĩnh điện phải phù hợp với tất cả các yêu cầu được quy định tại điều 6.2.2.2 của TCVN 7652:2007 (ISO 20345:2004).
(6) Độ bền nước
Khi thử theo điều 5.15.2 của TCVN 7651:2007 (ISO 20344:2004), vùng diện tích thấm nước tổng cộng bên trong của Ủng chữa cháy không được lớn hơn 3 cm2.
(7) Đế ngoài
- Kiểu vân
Kiểu vân (Không bao gồm vùng eo đế ngoài) phải sao cho không có các đường rãnh ngang thẳng dài liên tục trên toàn bộ đế ngoài.
- Chiều cao vân đế
Khi thử theo điều 8.1 của TCVN 7651:2007 (ISO 20344:2004), chiều cao vân đế d2 phải không nhỏ hơn 3 mm
CHÚ THÍCH: Vị trí đo d2 được mô tả như ví dụ ở hình 2 dưới đây:
Hình 2 - Chiều cao vân đế
- Chiều cao vân đế trong vùng eo
Đế ngoài phải có vân ngang với chiều cao ít nhất 1,5 mm trong vùng eo đế ngoài, xem hình 3
- Gót chân
Đế ngoài phải có phần gót nghiêng. Chiều dài a (Vùng eo đế ngoài) phải có độ dài ít nhất 35 mm, góc α phải nằm trong khoảng 90° và 120° và kích thước b phải có giá trị ít nhất 10 mm, xem hình 3.
CHÚ DẪN:
“aˮ: Vùng eo đế ngoài
“b”: Gót chân
“c”: Mặt bên của vân đế
“d”: Chiều cao vân đế trong vùng eo đế ngoài
CHÚ THÍCH: Hình vẽ chỉ là minh họa, chỉ các kích thước là bắt buộc phải theo các yêu cầu
Hình 3 - Kích thước đế ngoài
(8) Yêu cầu bổ sung
- Độ bền mối ghép mũ ủng và đế ngoài
Trừ trường hợp đế đã được khâu, khi thử Ủng chữa cháy theo phương pháp mô tả trong điều 5.2 của TCVN 7651:2007 (ISO 20344:2004) thì độ bền mối ghép mũ Ủng chữa cháy và đế ngoài không được nhỏ hơn 4,0 N/mm.Trường hợp đế bị xé rách thì độ bền mối ghép này phải không nhỏ hơn 3,0 N/mm.
- Chịu lửa
Khi được thử với phương pháp phù hợp được mô tả trong điều 6.9 của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12367:2018, Ủng chữa cháy phải không xuất hiện ngọn lửa trong thời gian nhiều hơn 2 giây (sau thời gian cháy hoàn toàn) cũng không bị nóng đỏ nhiều hơn 2 giây (sau thời gian tàn cháy). Sau khi thử, Ủng chữa cháy phải được đánh giá theo phụ lục A.2.3.
- Chống hóa chất
+ Chống phá hủy
Khi được thử với phương pháp phù hợp được mô tả tại điều 6.10, Ủng chữa cháy với tính năng cách ly hóa chất phải đáp ứng các yêu cầu về sự chống phá hủy với ít nhất 3 hóa chất trong bảng 8. Các hóa chất khác có thể được sử dụng thêm tùy theo mục đích sử dụng.
Bảng 8- Danh mục hóa chất thử
Đế và mũ ủng chữa cháy đều phải được thử với cùng các loại hóa chất. Sau các thử nghiệm chống phá hủy, các miếng thử nghiệm phải được kiểm tra theo các yêu cầu ở bảng 9. Các miếng thử nghiệm mà bị ảnh hưởng lớn khi thử nghiệm chống phá hủy thì không cần phải kiểm tra lại theo các yêu cầu ở bảng 9 và được xem như là không đạt yêu cầu. Ví dụ như, khi các miếng thử:
- Xuất hiện các lỗ
- Bị phồng lên hoặc bị méo mó biến dạng, hoặc
- Bị giòn
Bảng 9- Các thử nghiệm cho các thuộc tính cơ bản của đế và mũ Ủng chữa cháy sau khi thử phá hủy
+ Chống thấm hóa chất
Khi được thử theo phương pháp mô tả tại mục 6.12, mũ ủng chữa cháy phải có khả năng chống thấm hóa chất trong khoảng thời gian bằng hoặc lớn hơn 121 phút với ít nhất 3 (ba) loại hóa chất cho trong bảng 8. Các hóa chất sử dụng trong phép thử phá hủy phải được sử dụng.
- Chịu bức xạ nhiệt
Khi được thử với phương pháp phù hợp được mô tả trong 6.11, nhiệt độ tăng lên cho mỗi thành phần vật liệu phải bằng hoặc nhỏ hơn 24°C. Sau khi thử, Ủng chữa cháy phải được đánh giá theo phụ lục A.2.2.
Thử chống hóa chất theo phương pháp thử nghiệm phá hủy đối với phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy ra làm sao?
Căn cứ tại tiết 6.10.1 Tiểu mục 6.10 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12367:2018 quy định về thử chống hóa chất theo phương pháp thử đối với phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy như sau:
(1) Nguyên tắc
Các thuộc tính vật lý cơ bản của các phần của Ủng chữa cháy (mũ và đế ủng chữa cháy) phải được kiểm tra trước và sau khi tiếp xúc với hóa chất.
(2) Thiết bị
+ Bộ phận thử phá hủy
Thiết bị phải thích hợp để giữ miếng thử nghiệm. Một thiết bị thích hợp được minh họa trong hình 5 và bao gồm một tấm đế (5) và một buồng hình trụ hở đầu (4) cái được giữ chặt bởi các đai ốc hình cánh quạt (1) lắp trên các chốt (2) giữ chặt miếng thử (6)
CHÚ THÍCH: Một lỗ đường kính xấp xỉ 50mm được tạo ra trên tấm đế để kiểm tra bề mặt không tiếp xúc với chất lỏng.
Trong khi thử, đầu hở phía trên của buồng thử phải được đóng lại bởi nắp đóng (3)
CHÚ DẪN:
“1ˮ: Đai ốc hình cánh quạt
“2”: Chốt
“3”: Nắp đóng
“4ˮ: Buồng hình trụ hở đầu
“5ˮ: Tấm đế
“6”: Miếng thử
Hình 5- Minh họa thiết bị thử chịu phá hủy các vật liệu cấu thành ủng chữa cháy
+ Các thiết bị khác
++ Bình rửa, ví dụ: cốc thủy tinh
++ Giấy thấm hoặc vải dệt.
(3) Chuẩn bị các mẫu thử
Nếu không thể lấy mẫu từ Ủng chữa cháy, có thể lấy từ vật liệu đặc trưng của nó.
Các miếng thử cho mũ Ủng chữa cháy phải bao gồm một miếng tròn đường kính (120 ± 10)mm, lấy từ Ủng chữa cháy (xem hình 6) hoặc từ vật liệu dự định sử dụng trong cấu trúc của Ủng chữa cháy. Lót mũ Ủng chữa cháy phải được bỏ đi.
CHÚ THÍCH: Trong quá trình loại bỏ mũ Ủng chữa cháy có thể loại bỏ một lượng nhỏ Polyme
Hình 6- Vùng lấy mẫu của ủng chữa cháy
Đối với đế Ủng chữa cháy, một miếng tròn đường kính (120 ± 10) mm phải được lấy từ phần trước của đế. Miếng tròn này có độ dày (2,5 ± 0,1) mm phải được điều chỉnh lại theo các bước dưới đây
++ Loại bỏ lớp vỏ bên ngoài bằng dụng cụ tách.
++ Đạt được độ dày (2,5 ± 0,1) mm bằng việc loại bỏ các vật liệu bên trong.
Ngoài việc xử lý cần thiết trong quá trình chuẩn bị, bề mặt để tiếp xúc với hóa chất phải được thử mà không có bất kỳ việc xử lý hóa chất nào. Nếu có đường may trên mũ mẫu thử, nó phải được thử.
(4) Quy trình thử
6.10.1.4.1 Các phép đo sơ bộ
Đối với Ủng chữa cháy bằng cao su, đo độ dãn tại thời điểm bị phá hủy theo điều 6.4 của TCVN 7651:2007 (ISO 20344:2004) trước khi thử phá hủy.
Trước khi thử phá hủy bằng hóa chất các thử nghiệm trong bảng 11 phải được thực hiện.
Bảng 11 - Các thử nghiệm cho các thuộc tính cơ bản của đế và mũ trước khi thử phá hủy
Ngoài ra, thực hiện các phép thử sau cho tất cả các miếng thử nghiệm:
++ Đối với mũ Ủng chữa cháy: cân miếng thử nghiệm chính xác đến milligram (khối lượng Mu1)
++ Đối với đế ngoài Ủng chữa cháy: cân miếng thử nghiệm chính xác đến milligram (khối lượng Ms1) và đo độ cứng phù hợp với TCVN 4502:2008 (ISO 868:2003).
+ Phá hủy
Đặt miếng thử nghiệm vào thiết bị thử như trình bày ở hình 5. Phần bên ngoài phải được tiếp xúc với hóa chất.
Lấp đầy buồng (4) của thiết bị thử bằng hóa chất lỏng được lựa chọn cho thử nghiệm tới chiều sâu xấp xỉ 15 mm và đậy nắp đóng (3). Duy trì thiết bị trong thời gian (23 ± 1) giờ ở nhiệt độ (23 ± 2)°C hoặc ở một nhiệt độ cố định khác. Ở trường hợp thứ hai, báo cáo nhiệt độ vào trong báo cáo thử nghiệm.
Loại bỏ chất lỏng và tháo miếng thử nghiệm. Bất kỳ chất lỏng dư thừa nào phải được loại bỏ khỏi bề mặt của miếng thử nghiệm.
+ Các phép đo sau khi phá hủy
Giặt sạch miếng thử nghiệm với một lượng lớn nước bằng cốc thủy tinh và làm khô miếng thử nghiệm bằng việc lau bằng giấy thấm hoặc vải dệt cái mà không làm bám xơ vải.
Tại nhiệt độ (23 ± 2)°C, trong thời gian tối đa 30 phút:
++ Đối với mũ Ủng chữa cháy: cân miếng thử nghiệm với độ chính xác cỡ milligam (khối lượng Mu2);
++ Đối với đế ngoài: cân miếng thử nghiệm với độ chính xác cỡ milligam (khối lượng Ms2) và đo độ cứng phù hợp với TCVN 4502:2008 (ISO 868:2003).
Lưu lại các miếng thử nghiệm đã được phá hủy để sử dụng trong các phép thử sau đó, như được đề cập trong điều 6.10.1.4.4. Bắt đầu các thử nghiệm được nêu trong điều 6.10.1.4.4 ngay và hoàn thành toàn bộ quy trình của các thử nghiệm trong vòng hai giờ sau khi kết thúc thử nghiệm phá hủy.
Các mẫu thử bị ảnh hưởng lớn bởi thử nghiệm phá hủy không cần phải thử nghiệm phù hợp với điều 6.10.1.4.4. Ví dụ, khi các mẫu:
i) xuất hiện các lỗ;
ii) bị phồng hoặc biến dạng;
iii) trở nên giòn.
+ Đánh giá các thuộc tính vật lý cơ bản của Ủng chữa cháy sau khi thử phá hủy
++ chuẩn bị các mẫu thử
Ngay sau khi kết thúc các phép đo trong 6.10.1.4.3, cắt miếng thử nghiệm cho các thử nghiệm vật lý như mô tả trong hình 7 từ các miếng thử nghiệm hình tròn đã được thử nghiệm phù hợp với 6.10.1.4.3.
Đơn vị tính bằng milimet
CHÚ DẪN:
“1ˮ: Thử xé rách
“2ˮ: Thử các thuộc tính kéo dãn
“3”: Chiều dọc của đế ngoài
Hình 7- Các miếng thử cho các thử nghiệm vật lý cơ bản lấy từ các miếng thử nghiệm hình tròn sau khi thử nghiệm phá hủy
++ Thử nghiệm các thuộc tính cơ bản sau khi thử phá hủy
Các thuộc tính cơ bản của đế ngoài Ủng chữa cháy và mũ Ủng chữa cháy sau khi thử phá hủy phải được thử theo các điều nêu trong bảng 12.
+ Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
i) Mô tả đầy đủ về mẫu và xuất xứ của nó;
ii) Các chi tiết thành phần, thời gian bảo dưỡng và nhiệt độ phù hợp;
iii) Mô tả đầy đủ về loại hóa chất được sử dụng trong thử phá hủy;
iv) Bề ngoài của miếng thử nghiệm sau khi thử phá hủy ( ví dụ: nứt, thay đổi khối lượng, phân lớp);
v) Lưu lại các khối lượng Mu1, Ms1, Ms2;
vi) Các kết quả của các thử nghiệm trong điều 6.10.1.4.4;
vii) Số hiệu của tiêu chuẩn này;
viii) Ngày thử nghiệm;
ix) Sai số của phép đo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?